Thứ 4, 08/05/2024 12:31:55 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Báo Xuân 21:46, 29/01/2014 GMT+7

Những bứt phá trong nông nghiệp và nông thôn

Thứ 4, 29/01/2014 | 21:46:00 214 lượt xem

Phát triển nông nghiệp và nông thôn là nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn mà toàn Đảng, toàn dân đang thực hiện. Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã thông qua nghị quyết về nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Từ ánh sáng soi đường của nghị quyết này, tình hình phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Bình Phước đã có những chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế đã đề ra.


MẠNH VỀ HẠ TẦNG CƠ SỞ

Là tỉnh nghèo, miền núi, sau ngày tái lập tỉnh, Bình Phước gặp rất nhiều khó khăn trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, Bình Phước đã linh hoạt vận dụng những điều kiện thuận lợi cũng như mọi sự hỗ trợ để phát huy thế mạnh của mình. Trong đó, điểm nhấn chính là huy động các nguồn lực, sự hỗ trợ của trung ương để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, góp phần thúc đẩy nông nghiệp và nông thôn của tỉnh.

Trồng rau sạch cho thu nhập cao

 Trước hết phải kể đến sự hỗ trợ từ Chương trình 135, qua 3 giai đoạn thực hiện với tổng số vốn hàng ngàn tỷ đồng. Riêng năm 2013 đã có 13.169 triệu đồng được giải ngân để thực hiện các công trình điện, đường, trường, trạm... Dự án trung tâm cụm xã đã đầu tư xây dựng 79 công trình giao thông, trường học, đường điện, chợ... Các dự án định canh định cư, di dân đến vùng kinh tế mới, các chương trình 134, 33, chính sách về an sinh xã hội, đào tạo nghề, khắc phục thiên tai... của tỉnh đã phát huy hiệu quả.

Bên cạnh đó, Bình Phước đã phát huy nội lực để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho người dân. Nhờ vậy, hệ thống giao thông, thủy lợi, chợ, trường học... đã được đầu tư toàn diện và phát huy hiệu quả, góp phần rút ngắn khoảng cách vùng, miền; người dân được tiếp cận khoa học - kỹ thuật, áp dụng vào sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm. Đến nay, 100% số xã trong tỉnh có đường nhựa, đường điện, điện thoại về đến trung tâm. Thu nhập bình quân đạt 41,62 triệu đồng/người/năm.

Việc kết hợp hiệu quả giữa sự hỗ trợ của trung ương và phát huy nội lực của tỉnh trong xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn đã tạo tiền đề cho công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh nhà đạt những thành tích đáng khích lệ.     


ĐỘT PHÁ VỀ SẢN XUẤT

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 401.161 ha cây lâu năm, cây hàng năm đạt 45.314 ha, diện tích ao, hồ nuôi trồng thủy sản cũng tăng đáng kể. Một loại hình trong sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao hiện nay là mô hình kinh tế trang trại theo phương thức sản xuất hàng hóa với quy mô vừa và lớn. Năm 2013, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 5,63% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó sản lượng các loại cây trồng vẫn giữ mức ổn định, riêng cao su tăng 15%.

Một trại nuôi chim ở Bù Gia Mập

Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực với việc hình thành các vùng trồng cây chuyên canh lớn và mang tính sản xuất hàng hóa cao. Vùng Bù Đăng, Bù Gia Mập tập trung cây cà phê, điều, cao su; vùng Lộc Ninh, Bù Đốp có cây tiêu... Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh hiện đạt 18.393 tỷ đồng, tăng 5,7% so với cùng kỳ 2012. Nhờ chuyển đổi nhanh về cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao với việc phát triển diện tích mà kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị xuất khẩu của tỉnh.

Năm 1997, khi mới tái lập Bình Phước là một trong những tỉnh nghèo, khó khăn nhất cả nước. Cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ dân trí thấp, sản xuất chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng manh mún, nhỏ lẻ, phụ thuộc vào thiên nhiên. Thu ngân sách nhà nước chỉ đạt 172 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (72%) trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người chỉ ở mức 2,2 triệu đồng/năm.

Với đặc thù của một tỉnh thuần nông, Bình Phước hiện có hơn 80% số dân sống ở nông thôn. Do sản xuất nông nghiệp thuận lợi, người dân đã biết áp những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, sản lượng các loại cây trồng không ngừng được nâng lên, đời sống người dân được cải thiện. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ. Những năm trước, tỷ trọng cơ cấu theo ngành nông - lâm - thủy sản chiếm 64,7%, công nghiệp - xây dựng chiếm 9,77% và dịch vụ 21,14% thì đến nay con số này lần lượt là 53%, 21,14% và 26,16%. Đặc biệt, việc chuyển đổi, phát triển ngành nghề trong nông nghiệp và nông thôn đã được chú trọng. Hiện 40 loại ngành nghề về nông nghiệp đã thu hút và giải quyết việc làm cho hơn 40 ngàn lao động hàng năm với mức thu nhập cao.


VỮNG VÀNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Sau Tân Lập là xã điểm của cả nước xây dựng nông thôn mới, Bình Phước hiện đã hoàn thành công tác phê duyệt lập quy hoạch đề án xây dựng nông thôn mới ở 28/92 xã. Riêng giai đoạn 2011-2015, Bình Phước đã phê duyệt quy hoạch được 13/21 xã.

Nhựa hóa đường giao thông nông thôn

Năm 2013, việc giải ngân vốn cho chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh đạt hiệu quả cao, trong đó vốn từ ngân sách trung ương đạt hơn 12 tỷ đồng, vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp... hơn 35 tỷ đồng. Năm 2013, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đã đầu tư trên 100 tỷ đồng để thực hiện các dự án thủy lợi, giao thông nông thôn...

Từ những kết quả trên cho thấy nông thôn Bình Phước đã có những bước chuyển mình tích cực, đời sống của nông dân ngày càng được nâng cao. Nếu năm 2006, Bình Phước có trên 19.200 hộ nghèo, chiếm gần 12% số dân thì đến nay tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,1%. Đây chính là những thành quả đầy cố gắng và rất đáng tự hào của tỉnh Bình Phước trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 về vấn đề tam nông trong giai đoạn hiện nay.

Tấn Phong

  • Từ khóa
110670

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu