Thứ 2, 20/05/2024 07:26:28 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

NGHE - THẤY & SUY NGẪM 09:56, 03/11/2018 GMT+7

Để không còn thôn, ấp đặc biệt khó khăn

Thứ 7, 03/11/2018 | 09:56:00 119 lượt xem

BP - Cùng với các chương trình mục tiêu quốc gia, Bình Phước chú trọng đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tại các xã và thôn, ấp vùng sâu, xa, vùng khó khăn. Nhờ vậy, đời sống người dân ở khu vực này được nâng lên và số thôn, ấp đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh ngày càng giảm. Theo Quyết định số 1385/QĐ-TTg ngày 21-10-2018, của Thủ tướng Chính phủ, Bình Phước có 27 thôn, ấp đặc biệt khó khăn thụ hưởng chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018-2020. Đây là tin vui cho người dân vùng khó khăn nhưng cũng đòi hỏi sự nỗ lực của cấp ủy và chính quyền các xã.

Thôn, ấp không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư. Tuy vậy, thôn, ấp là nơi thực hiện dân chủ trực tiếp để phát huy hình thức hoạt động tự quản, tổ chức cho nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao. Xây dựng thôn, ấp vững mạnh, toàn diện trong tình hình hiện nay là một bộ phận hữu cơ trong xây dựng cấp xã, có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên vừa là nhiệm vụ cơ bản, lâu dài của cả hệ thống chính trị. Từ ý nghĩa đó, trong những năm qua, Chính phủ đã quan tâm đầu tư trên nhiều lĩnh vực, tiến tới không còn thôn, ấp, làng, bản đặc biệt khó khăn. Quyết định số 1385/QĐ-TTg của Thủ tướng một lần nữa khẳng định sự quyết tâm để các xã khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo có điều kiện vươn lên xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững.

Theo đề án đã được phê duyệt, các thôn, ấp phải có mô hình sản xuất - kinh doanh hiệu quả gắn với liên kết vùng nguyên liệu hoặc mô hình phát triển làng văn hóa du lịch cộng đồng, mô hình mỗi làng một sản phẩm; cơ bản hoàn thành một số công trình hạ tầng thiết yếu cấp thôn, phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân như điện, nước sinh hoạt và hạ tầng phục vụ sản xuất. Phấn đấu 50% thôn trong phạm vi đề án được công nhận hoàn thành tiêu chí NTM cấp thôn do UBND tỉnh ban hành. Để đạt được các mục tiêu nêu trên, Chính phủ sẽ hỗ trợ phát triển sản xuất và xây dựng các công trình thiết yếu nhằm nâng cao đời sống, sinh hoạt của người dân ở các thôn, ấp này. Hướng mục tiêu đến năm 2020, thu nhập của người dân tại các xã đặc biệt khó khăn tăng ít nhất từ 1,6-1,8 lần so với năm 2015; tỷ lệ hộ nghèo bình quân hằng năm giảm ít nhất 5%. Việc đầu tư cho thôn, ấp, bản đặc biệt khó khăn sẽ góp phần hoàn thành mục tiêu phấn đấu cả nước không còn xã dưới 5 tiêu chí NTM, đồng thời trực tiếp cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần cho người dân nơi đây.

Đề án của Chính phủ hỗ trợ thôn, bản, ấp của các xã đặc biệt khó khăn xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững là cách thức tiếp cận mới, sáng tạo trong bối cảnh nguồn lực đầu tư còn hạn chế mà địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa trải rộng, địa hình chia cắt, phức tạp. Thay vì phải tập trung nguồn lực lớn để đầu tư cho những xã ở vùng khó khăn, các địa phương sẽ chuyển hướng đầu tư trực tiếp cho những thôn, ấp đạt các tiêu chí cơ bản của NTM một cách hiệu quả nhất, tác động trực tiếp tới sinh hoạt, đời sống của từng gia đình. Đồng thời nâng cao vai trò chủ thể và năng lực của người dân, cộng đồng tham gia thực hiện xây dựng NTM thông qua các công trình mà đề án đã phê duyệt.

Thanh Hà

  • Từ khóa
108986

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu