Thứ 2, 20/05/2024 04:30:33 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

NGHE - THẤY & SUY NGẪM 00:00, 22/11/2011 GMT+7

Giảm phiền hà cho dân

Thứ 3, 22/11/2011 | 00:00:00 82 lượt xem

Theo quy định của Luật Nhà ở, có 5 loại hợp đồng không bắt buộc và 7 loại bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực. 5 loại không bắt buộc là: Hợp đồng mua bán nhà ở của các doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản; hợp đồng cho thuê nhà ở của các doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản; hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội; hợp đồng tặng cho nhà ở mà bên tặng cho nhà ở là tổ chức; hợp đồng cho thuê nhà ở của cá nhân có thời hạn cho thuê dưới 6 tháng.

7 loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực, gồm: Hợp đồng mua bán nhà ở giữa cá nhân với cá nhân; hợp đồng đổi nhà ở; hợp đồng cho thuê nhà ở của cá nhân

có thời hạn cho thuê từ 6 tháng trở lên; hợp đồng tặng, cho nhà ở giữa cá nhân với cá nhân; hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở; hợp đồng thế chấp nhà ở và hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế cho thấy, trong số 7 loại hợp đồng bắt buộc phải chứng thực nên trên, có 3 loại hợp đồng có thể hủy bỏ thủ tục bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực.

Thứ nhất là hợp đồng cho thuê nhà ở của cá nhân có thời hạn thuế từ 6 tháng trở lên. Vì để tạo điều kiện cho các bên trong việc thực hiện giao dịch, tránh trường hợp cứ mỗi lần bổ sung, thay đổi nội dung hợp đồng đã ký thì đều bắt buộc phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực.

Thứ hai là đối với hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở. Vì đây là loại hợp đồng không cần thiết phải bắt buộc công chứng hay chứng thực, mà là sự thỏa thuận tự nguyện giữa hai bên nên không cần có sự can thiệp của cơ quan nhà nước. Hơn nữa, đây là loại hợp đồng đơn giản, không gắn nhiều với các quyền và nghĩa vụ của các bên và đặc biệt là không liên quan đến tài chính. Và trong thực tế, phần lớn những giao dịch này được thực hiện giữa người thân trong họ, anh em trong gia đình hoặc bạn bè thân thiết... nên khó xảy ra tranh chấp.

Thứ ba là hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở và đây cũng cũng là một dạng hợp đồng dịch vụ. Loại hợp đồng này thường để thực hiện việc trông coi nhà ở khi chủ nhà đi vắng, không trực tiếp sử dụng nhà ở trong một khoảng thời gian và các bên cũng có nhiều quyền, nghĩa vụ giống như hợp đồng thuê nhà ở hoặc hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở. Hợp đồng này nếu được ký với tổ chức (bên nhận ủy quyền) thì bên nhận ủy quyền có pháp nhân, có con dấu xác nhận là đủ. Còn nếu hợp đồng này ký với cá nhân thì cũng thường dựa trên cơ sở quan hệ họ hàng, bạn bè thân thiết... nên ít khi xảy ra tranh chấp.

Chính vì thế, việc bãi bỏ thủ tục bắt buộc phải công chứng hay chứng thực đối với 3 loại hợp đồng trên đây là hoàn toàn hợp lý, đồng thời giảm thủ tục phiền hà, tốn kém cho nhân dân.

Gia Bảo

  • Từ khóa
108312

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu