Thứ 3, 07/05/2024 23:13:27 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Góc nhìn thẳng 09:03, 13/03/2021 GMT+7

Nói láo - bản chất của HRW

Diệp Viên
Thứ 7, 13/03/2021 | 09:03:00 517 lượt xem
BPO - Ngày 14-1-2021, BBC tiếng Việt đăng bài có tựa đề “Nhân quyền VN 2020: Tồi tệ hơn với các bản án nặng nề hơn”. Bài viết này không hề có tên tác giả, nhưng người viết vừa nhắm mắt vừa bịt tai mà đưa ra nhận định rằng: Các tổ chức nhân quyền quốc tế nhận định rằng 2020 là năm tình hình nhân quyền của VN “tồi tệ hơn với các bản án nặng nề hơn”, khi Chính phủ VN bắt và xét xử những nhà hoạt động dân chủ “cuối cùng”. Như vậy, từ đầu đề đến nội dung của bài viết chẳng những hoàn toàn nói láo, sai sự thật mà thậm chí còn bịa đặt đến mức trơ trẽn và vô cùng bỉ ổi.

Cụ thể, bài viết nêu trên cho biết, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW) vừa công bố báo cáo thường niên năm 2020. Trong đó, HRW nói rằng, Việt Nam “tiếp tục vi phạm một cách có hệ thống các quyền dân sự và chính trị cơ bản trong 2020”, thông qua việc bắt hàng loạt “nhà hoạt động, blogger có tiếng nói chỉ trích”. Đặc biệt, HRW chỉ ra rằng, Việt Nam cho bắt những “nhà hoạt động hàng đầu” vào những thời điểm được cho là nhạy cảm ngoại giao, chẳng hạn như bắt Phạm Đoan Trang chỉ vài giờ phiên họp về nhân quyền với Mỹ… Các bản án cũng ngày càng nặng nề hơn. Cụ thể, mức án dành cho tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” dành cho nhà báo Phạm Chí Dũng là 15 năm tù hồi đầu năm 2021, so với mức kỷ lục năm 2020 của ông Nguyễn Trung Lĩnh 12 năm tù và năm 2019 của ông Nguyễn Năng Tĩnh, 11 năm tù… Cũng với tội danh này, cách đây 1 thập kỷ, án tù thường chỉ 3-4 năm, như trong trường hợp của nhà hoạt động Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài.

Cũng theo tác giả bài viết này, “những nhà hoạt động, blogger có tiếng nói chỉ trích” đã bị chính quyền bắt giữ gồm: Phạm Chí Dũng, Phạm Đoan Trang, Lê Hữu Minh Tuấn, Cấn Thị Thêu, Trần Đức Thạch, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Đinh Thị Thu Thủy, Nguyễn Tường Thụy. Ở đây xin hỏi người viết bài và cả BBC tiếng Việt cùng với cái gọi là tổ chức nhân quyền thế giới - HRW, rằng, “những nhà hoạt động” trên đây là ai? Họ hoạt động gì để phải bị bắt? Câu trả lời thật đơn giản rằng, đó là những kẻ mà chẳng một người dân Việt Nam nào mà lại không biết. Bởi vì đó là những kẻ chuyên hoạt động tuyên truyền, chống phá đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Chưa hết, chúng còn xuyên tạc, bịa đặt về tình hình công cuộc đổi mới cũng như tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Thâm độc hơn, chúng còn thường xuyên lan truyền, phát tán những nội dung biết rõ là sai sự thật nhằm bôi nhọ, gây mất uy tín, xúc phạm nhân phẩm, danh dự các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước gây bức xúc trong dư luận.

Ông bà ta xưa vẫn thường nói rằng “nói có sách, mách có chứng”, vậy những vụ việc sau đây có là bằng chứng? Báo Nghệ An điện tử ngày 15-12-2020, cho biết, sáng cùng ngày, Tòa án nhân dân tỉnh này đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Trần Đức Thạch, sinh năm 1952; quê quán huyện Quỳnh Lưu; cư trú tại xã Diễn Hải, huyện Diễn Châu. Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An, từ tháng 3-2013 đến tháng 7-2017, bị cáo Thạch đã thành lập tổ chức, xây dựng cương lĩnh, quy chế hoạt động và chỉ đạo, điều hành hoạt động của tổ chức “Hội anh em dân chủ”. Mục đích của Thạch là khi lực lượng đủ mạnh, chờ thời điểm phù hợp sẽ công khai hoạt động, đối đầu chính quyền, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam để xây dựng chế độ “đa nguyên, đa đảng”, tiến tới lật đổ chính quyền nhân dân. Từ tháng 5-2019 đến 3-2020, còn có hành vi soạn thảo, đăng tải nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội; bôi nhọ, xúc phạm các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại trang facebook “Trần Đức Thạch”. Tại phiên tòa, Thạch đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình và mong tòa giảm nhẹ hình phạt.

Tiếp đó, ngày 20-1-2021, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang mở phiên tòa sơ thẩm hình sự đối với bị cáo Đinh Thị Thu Thủy. Theo kết luận của cáo trạng, từ năm 2018-2020, Thủy do có tư tưởng chống phá Nhà nước đã thành lập 2 trang facebook mang tên “Dinh Thi Thu Thuy” và “Đinh Thị Huỳnh Thơ” đăng tải nhiều bài viết, chia sẻ, bình luận, có nhiều nội dung chống phá Nhà nước Việt Nam, kích động tư tưởng, hành động chống đối, căm ghét, căm thù chính quyền nhân dân. Thủy còn vu khống, nói xấu lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, tung tin thất thiệt gây hoang mang trong nhân dân, chế nhạo, châm biếm, xúc phạm lãnh đạo; xuyên tạc ý nghĩa lịch sử, phỉ báng đất nước, xúc phạm Quốc kỳ… Tại phiên tòa, bị cáo Đinh Thị Thu Thủy thừa nhận hành vi viết, phát tán và chia sẻ các bài viết lên không gian mạng và cũng tha thiết mong tòa lượng thứ mà giảm nhẹ hình phạt.

Không chỉ Trần Đức Thạch, Đinh Thị Thu Thủy, mà cả Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn, Cấn Thị Thêu… khi đối diện với mức án đều cúi đầu nhận tội và cúi xin tòa giảm nhẹ hình phạt. Đến đây, dư luận xã hội ở Việt Nam đặt câu hỏi với tổ chức HRW và đài BBC rằng, trên thế giới này có quốc gia, đất nước nào lại dung dưỡng những kẻ thường xuyên chống phá chính quyền, vu khống lãnh đạo đất nước, xúc phạm Quốc kỳ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác? Hay ở nơi nào trên hành tinh này có tổ chức nào ngoài HRW và BBC lại cổ xúy, bênh vực cho những kẻ vi phạm pháp luật?

Chưa hết, bài viết nêu trên cho hay, báo cáo của HRW còn cho rằng: Việt Nam cũng chặn quyền truy cập vào một số website, blog và buộc các nhà cung cấp dịch vụ internet xóa các nội dung hoặc các tài khoản được coi là chỉ trích Chính phủ. Chính phủ Việt Nam đã kiểm soát quyền truy cập vào các máy chủ lưu trữ bộ nhớ cục bộ của facebook, yêu cầu công ty này xóa các trang do những người bất đồng chính kiến kiểm soát… Đây là phát ngôn hết sức trơ tráo, bởi lẽ bất cứ quốc gia nào trên hành tinh này đều có pháp luật riêng và mỗi quốc gia, dân tộc đều có quyền tự quyết theo quy định của luật pháp quốc tế và không cá nhân hay tổ chức nào có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia có chủ quyền.

Vì vậy, dù là ông lớn Google hay Facebook hoặc YouTube, Twitter, Instagram, Flickr, Tumblr, Google Plus, Slide Share…, cũng phải tôn trọng luật pháp quốc tế, luật pháp của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ. Điều đơn giản này không phải HRW hay các đài BBC, RFI, VOA và RFA không biết, mà chỉ vì họ là những kẻ đồng lõa, đồng phạm nên mới có những tiếng nói lạc lõng của những người không có thần kinh như vậy. Ngày nay, người dân Việt Nam chẳng một ai nghe và tin vào những lời ngớ ngẩn này, bởi ai cũng biết gió thổi thì sẽ kéo theo nhiều vi khuẩn độc hại nên mọi người đều có sẵn khẩu trang.

  • Từ khóa
121066

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu