Thứ 4, 01/05/2024 02:51:47 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Thời luận 08:29, 23/01/2018 GMT+7

Nhiệm vụ tối thượng của người cầm bút

Thứ 3, 23/01/2018 | 08:29:00 133 lượt xem
BP - Những ngày cuối tháng 12-2017, trên mạng xã hội ồn ào việc “nữ nhà báo anh hùng” D.H.N, đại diện tờ báo ngành ở Đà Nẵng một mình chống lại mafia, cụ thể là Vũ “nhôm”. Sự việc là 2 ngày sau khi Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố Phan Văn Anh Vũ về tội “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” thì trên trang facebook được cho là của nữ nhà báo D.H.N xuất hiện bài viết “Gửi lời chào anh Vũ nhôm”.

Bài viết có đoạn: “Trước khi tôi đặt bút viết 8 kỳ báo đầu tiên phanh phui ra những sai phạm của anh để có “cái kết” như ngày hôm nay, tôi đã không tránh khỏi những... ngần ngừ”. Và trong bài viết khá dài này, nữ nhà báo khẳng định một mình chống lại mafia và đã “chiến thắng trở về”. Ngay lập tức, các trang mạng đã tung hô D.H.N là nữ anh hùng, người dám đấu tranh chống tiêu cực. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau đó, một số bài trên các trang mạng và báo chính thống đưa ra những bằng chứng cho thấy việc N tự nhận mình “chiến thắng trở về” chỉ là “nhận vơ”, bởi Vũ “nhôm” bị Cơ quan điều tra khởi tố tội “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước”, chẳng liên quan gì đến những bài báo chống tiêu cực mà N tự nhận (nếu có). Chưa kể không ai biết 8 bài báo mà nữ nhà báo này khoe nhờ đó đã “tiêu diệt” được Vũ nhôm là những bài nào. Có bài báo còn cho rằng nữ nhà báo này mượn việc “đánh” Vũ nhôm để bênh vực một nhân vật cũng đầy tai tiếng ở Đà Nẵng. Trước sức ép của dư luận, tối 25-12-2017, bài viết “Gửi lời chào anh Vũ nhôm” của nữ nhà báo đã được gỡ xuống. Tuy nhiên nó vẫn để lại sự ồn ào trong dư luận.

Không thể phủ nhận vai trò của báo chí trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực thời gian qua. Tuy nhiên, đã có không ít nhà báo nhân danh “chống tiêu cực” để “đánh” người này, hạ bệ người kia. Nếu theo dõi sát đời sống báo chí thời gian gần đây sẽ thấy buồn đến nao lòng khi đọc những dòng tin liên quan đến các vụ việc tiêu cực xảy ra ở nhiều ngành, địa phương, nhất là vụ việc xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia. Nhiều bài báo khai thác hoàn cảnh riêng tư của từng bị cáo trong vụ đại án này và đưa ra những quan điểm trái chiều. Người thì bênh vực, người lại xỉ vả. Chuyện “công”, “tội” đã có luật pháp xét xử, thế nên bênh vực hay xỉ vả đều chỉ là tình cảm cá nhân mỗi người mà không dựa trên một cơ sở tối thượng là luật pháp.

Anh bạn đồng nghiệp của tôi làm ở một báo ngành từng tung hoành ngang dọc trên mặt trận chống tiêu cực. Có lần bạn khoe vừa “hạ” được tay phó chủ tịch huyện sử dụng bằng giả và sai phạm trong một dự án lớn. Thái độ của anh phản chiếu thái độ của một bộ phận cực đoan trong đấu tranh chống tiêu cực. Nhưng suy cho cùng, anh chỉ lôi được tay phó chủ tịch huyện ra khỏi cái ghế ông ta đang ngồi chứ chưa chắc đã diệt trừ được cái xấu, cái ác trong con người ông ta cũng như trong lòng bạn đọc. Thế nhưng, vì sự bức xúc, một số nhà báo thường quy chụp hiện tượng thành bản chất. Và chính những bài viết ấy, thái độ ấy sẽ là “mồi ngon” để những kẻ cơ hội, phản động hoan hỉ “chộp” lấy rồi rêu rao bình luận trên các trang mạng với mục đích làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Nếu không tỉnh táo để xác định thái độ trong đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, sa đà vào việc “hạ” những cá nhân cụ thể, nhà báo dễ bị lôi kéo vào “đấu đá nội bộ”, tranh giành quyền chức. Và đó không phải là nhiệm vụ tối thượng của người cầm bút!

Nguyên Thủy

  • Từ khóa

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu