Thứ 6, 03/05/2024 08:31:22 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Góp ý kiến vào dự thảo văn kiện đại hội Đảng các cấp 06:00, 10/11/2020 GMT+7

GÓP Ý DỰ THẢO VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG

Chú trọng việc dạy và học ngoại ngữ

Hồ Ngọc
Thứ 3, 10/11/2020 | 06:00:00 1,337 lượt xem
BPO - Trong dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, ở phần thứ IV về “Các đột phá chiến lược”, tại đoạn đầu của mục thứ 3 về “Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế”, có nêu:

Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt; bảo đảm thống nhất với đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động, nhất là ở nông thôn. Chú trọng đào tạo lại, đào tạo thường xuyên lực lượng lao động. Hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng lao động… Ở đoạn này, tôi đề nghị thay cụm từ “Hình thành đội ngũ lao động lành nghề” bằng cụm từ “Hình thành đội ngũ lao động có kỹ năng nghề”, vì có như vậy mới phù hợp với mục tiêu mà dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII đã nêu là đến năm 2030 giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Cũng ở phần này, tại đoạn thứ 2 đã viết: Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo. Nghiên cứu để hoàn thiện, ổn định hệ thống sách giáo khoa và chế độ thi cử ở các cấp học. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý dạy và học trực tuyến, qua internet, truyền hình, các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội… Theo ý kiến của cá nhân tôi, trong thời kỳ đất nước ngày càng hội nhập sâu, rộng và toàn diện với các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, nếu chúng ta không chú trọng việc đào tạo ngoại ngữ thì chắc chắn khó nắm được chìa khóa mở cửa thành công. Vì vậy, tôi đề nghị bổ sung cụm từ “Coi việc dạy và học ngoại ngữ từ bậc mầm non là ngôn ngữ thứ hai”, vào ngay sau phần cuối cùng của đoạn nêu trên.

Cô Chu Thị Thu Hằng, giáo viên chủ nhiệm lớp 4/7, Trường tiểu học Tân Phú, TP. Đồng Xoài dạy song ngữ tiếng Việt - tiếng Anh môn Toán - Ảnh: Kim phụng

Ở phần thứ 2 của dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, có nêu chủ đề Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030 là: “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con người Việt Nam và sức mạnh thời đại, huy động mọi nguồn lực, phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao”. Theo ý kiến của cá nhân tôi thì chủ đề của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, phải phù hợp với nội dung của dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.

Vì thế, tôi đề nghị chủ đề Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 cần được sửa đổi, bổ sung và viết lại như sau: Khơi dậy khát vọng dân tộc thịnh vượng và hùng cường, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con người Việt Nam và sức mạnh thời đại, huy động mọi nguồn lực, phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; đến năm 2030, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thuộc nhóm trên của các nước có thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, ở mục 2 về nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém, có đoạn viết về nguyên nhân chủ quan đối với cơ chế, chính sách, như sau: “Một số quy định pháp luật còn chưa đồng bộ, thống nhất, khả thi, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Một số bất cập trong cơ chế, chính sách tuy đã được phát hiện nhưng còn chậm được sửa đổi, bổ sung. Cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, giữa Trung ương và địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội chưa hiệu quả”. Nhận định này hoàn toàn đúng, nhưng theo tôi là chưa đủ. Vì vậy, ở đoạn cuối của đoạn nêu trên cần bổ sung cụm từ sau: “Việc thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng còn chậm”.

Cũng trong dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, ở mục 6.2 về “Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, ở đoạn đầu có nội dung như sau: “Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khoa học xã hội, gắn kết chặt chẽ khoa học xã hội với khoa học tự nhiên và công nghệ để có cơ sở khoa học phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp đổi mới và tham gia giải quyết các vấn đề lớn của xã hội. Tập trung phát triển nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng công nghệ cốt lõi. Lựa chọn và tập trung hỗ trợ triển khai nghiên cứu, ứng dụng phát triển công nghệ cho một số ngành và lĩnh vực then chốt”.

Tôi hoàn toàn nhất trí với nội dung nêu trên. Tuy nhiên, để đoạn này mang tính bao quát hơn nhưng lại cụ thể hơn trong từng ngành, lĩnh vực mà chúng ta đã, đang cần thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn để cải cách thủ tục hành chính. Vì vậy, ở cuối đoạn nêu trên, tôi đề nghị bổ sung nội dung như sau: “Thúc đẩy việc xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng hướng tới cơ quan nhà nước “không giấy tờ”. Tập trung hoàn thiện các hệ thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường, dân cư, thuế, tài chính, ngân hàng... Hoàn thiện các hệ thống thông tin một cửa điện tử, cổng dịch vụ công các cấp đảm bảo tính kết nối, tích hợp với cổng dịch vụ công quốc gia”.

  • Từ khóa
112282

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu