Thứ 6, 03/05/2024 08:15:34 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Góp ý kiến vào dự thảo văn kiện đại hội Đảng các cấp 08:08, 03/11/2020 GMT+7

GÓP Ý DỰ THẢO VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG

Quyết liệt hơn nữa trong phòng, chống tham nhũng

Thứ 3, 03/11/2020 | 08:08:00 2,410 lượt xem
Trong bản dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội lần thứ XIII của Đảng vừa được công bố để lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, tại mục 5 về định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030, ở điểm thứ (3) có viết như sau: Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và trọng dụng nhân tài. Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, chú trọng một số ng

Qua nghiên cứu nội dung nêu trên, cùng với thực tế công tác nhiều năm qua cũng như thực trạng của ngành GD-ĐT ở nước ta hiện nay, với trách nhiệm của một đảng viên, tôi đề nghị ở đoạn cuối của nội dung nêu trên cần bổ sung như sau: Công tác tuyển sinh và đào tạo phải phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tránh tình trạng thừa thầy thiếu thợ, sinh viên ra trường không có việc làm. Tập trung rèn luyện kỹ năng, phẩm chất, đạo đức, lối sống, nhất là đối với học sinh phổ thông. Chấn chỉnh, kiện toàn và nghiêm khắc đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong các cơ sở GD-ĐT; tôn vinh những tấm gương sáng; kiên quyết loại trừ cán bộ, giáo viên có nhân cách, đạo đức kém.

Lý do là thực tế hiện nay ở nước ta cho thấy, trường đại học thì nhiều, trường nghề thì ít. Vì thế, tình trạng thừa thầy nhưng thiếu thợ kéo dài nhiều năm nay và chưa biết khi nào mới dứt. Bên cạnh đó, nhiều sinh viên ra trường không thể tìm được việc làm, vì họ được đào tạo hoàn toàn về lý thuyết. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài không tìm được đội ngũ thợ có tay nghề cao. Thứ hai là những năm gần đây, tình trạng cán bộ quản lý trong ngành giáo dục và giáo viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp, pháp luật không còn là những hiện tượng cá biệt. Về tình trạng vi phạm đạo đức của học sinh, chỉ cần gõ vào Google cụm từ “Học sinh đánh nhau” thì chỉ 0,32 giây sẽ cho ra khoảng 193.000.000 kết quả, thật đáng lo ngại. 

Vì vậy, tôi đề nghị nội dung của điểm (3) này được viết lại như sau: Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và trọng dụng nhân tài. Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, chú trọng một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế để làm động lực cho tăng trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới. Công tác tuyển sinh và đào tạo phải phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tránh tình trạng thừa thầy thiếu thợ, sinh viên ra trường không có việc làm. Tập trung rèn luyện kỹ năng, phẩm chất, đạo đức, lối sống, nhất là đối với học sinh phổ thông. Chấn chỉnh, kiện toàn và nghiêm khắc đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong các cơ sở GD-ĐT; tôn vinh những tấm gương sáng; kiên quyết loại trừ cán bộ, giáo viên có nhân cách, đạo đức kém. 

Trong dự thảo Báo cáo chính trị ở mục 1 về đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, nguyên nhân và kinh nghiệm, tại đoạn “Tổng quát lại, trong nhiệm kỳ Đại hội XII”, thuộc phần viết về “Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả rõ rệt”, có nêu: Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí chuyển biến mạnh mẽ, có bước đột phá, quyết liệt, có hiệu quả, ngày càng đi vào chiều sâu, gắn kết chặt chẽ giữa "xây" và "chống". Như vậy, ở đoạn “tổng quát lại” này, trong dự thảo chỉ nhắc lại kết quả của công tác phòng, chống tham nhũng mà không nói đến công tác xây dựng Đảng trong các lĩnh vực, như: Công tác xây dựng Đảng về chính trị; Công tác xây dựng Đảng về tư tưởng; Công tác xây dựng Đảng về đạo đức; Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng… Vì vậy, ở phần “tổng quát lại”, tôi đề nghị bỏ nội dung: Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí chuyển biến mạnh mẽ, có bước đột phá, quyết liệt, có hiệu quả, ngày càng đi vào chiều sâu, gắn kết chặt chẽ giữa "xây" và "chống". Và thay vào đó bằng nội dung tổng hợp công tác xây dựng Đảng trong các lĩnh vực, với nội dung cụ thể như sau:

Trong những năm qua, Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban bí thư đã đặc biệt quan tâm, kiên quyết chỉ đạo đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái, “lợi ích nhóm”, nói đi đôi với làm. Một số cấp ủy địa phương đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao hiệu quả việc phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, đồng thời yêu cầu người đứng đầu cam kết làm gương thực hiện và xác định trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, chủ động tự phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương do mình phụ trách. Công tác phòng, chống tham nhũng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XII của Đảng đến nay đã được chỉ đạo ráo riết, quyết liệt, có sự chuyển biến mạnh mẽ, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã gắn với công tác cán bộ, kiên quyết xử lý nghiêm những người vi phạm theo quy định. Việc xử lý theo pháp luật được thực hiện nghiêm túc. Căn cứ vào việc thi hành kỷ luật về Đảng, các cơ quan nhà nước đã xử lý kỷ luật đối với nhiều cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật. 

Đồng thời, ở cuối đoạn văn nêu trên cần bổ sung đánh giá như sau: Tuy nhiên, thực tiễn triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 3 khóa VII và Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII chưa đem lại kết quả như mong muốn, tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí có phần diễn biến phức tạp hơn, gây bức xúc trong nhân dân.

Trung Hiếu (Bù Đăng)

  • Từ khóa
112106

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu