Thứ 7, 27/04/2024 19:11:28 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Khởi nghiệp 04:25, 11/06/2023 GMT+7

Dám nghĩ, dám làm sẽ thành công

Ngọc Quế
Chủ nhật, 11/06/2023 | 04:25:21 2,630 lượt xem
BPO - Sầu riêng là loại trái cây vô cùng hấp dẫn và được nhiều người yêu thích gọi với mỹ danh “vua” của các loại trái cây nhiệt đới. Trái sầu riêng chứa nhiều loại vitamin, giàu chất dinh dưỡng và hương vị độc đáo. Để trái sầu riêng đảm bảo các yếu tố đó thì việc chăm sóc trước thu hoạch đóng vai trò rất quan trọng.

Với lợi thế học ngành trồng trọt và có hơn 5 năm kinh nghiệm làm ở các công ty phân bón, chuyên hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây trồng cho khách hàng, năm 2021, anh Nguyễn Văn Mạnh (SN 1994) ở ấp Pa Pếch, xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú đã thuê vườn cây ăn trái rộng 8 ha năng suất thấp để đầu tư cải tạo. Sau 1 năm chăm sóc, áp dụng khoa học - kỹ thuật, vườn cây phát triển xanh tốt, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

Theo anh Nguyễn Văn Mạnh, sầu riêng nếu thu hoạch sớm sẽ không đảm bảo chất lượng và độ dinh dưỡng

Anh Mạnh cho biết, trước đây, chủ vườn thu hoạch chỉ đạt 1 tấn sầu riêng/năm nhưng sau 1 năm chăm sóc đúng kỹ thuật, vườn sầu riêng đã đạt năng suất 20 tấn. Năm nay, ước thu hơn 50 tấn. Theo anh Mạnh, sầu riêng Ri6 từ lúc ra bông, đậu trái khoảng 100 ngày là có thể thu hoạch, còn sầu riêng Thái phải 120 ngày. Trái sầu riêng nếu thu hoạch sớm, không đủ thời gian tối thiểu sẽ không đảm bảo chất lượng về độ ngọt, thơm và dinh dưỡng. Đầu vụ năm 2023, với khoảng 30 cây sầu riêng Ri6 trồng năm thứ 4, anh Mạnh đã thu hơn 1 tấn trái với giá bán tại vườn 60 ngàn đồng/kg.

Đạm cá tưới cho cây sầu riêng từ lúc ra hoa để nuôi lớn trái

Anh Mạnh chia sẻ: “Cũng như các loại cây ăn trái khác, sầu riêng phải tuân thủ nguyên tắc “nhất nước, nhì phân”. Mặt khác, để vườn cây đạt năng suất theo ý muốn, nhà vườn phải chủ động xử lý bông, trái để đảm bảo cây đủ sức nuôi trái và không bị suy kiệt sau thu hoạch. Tùy tình trạng cây cho từ 1,5-2 tạ trái/cây. Bên cạnh phòng ngừa sâu bệnh theo chu kỳ, nông dân cần chú trọng nuôi trái bằng phân hữu cơ như đạm cá và bắt đầu tưới từ lúc ra bông với 1 lần/tháng. Đặc biệt, thời điểm gần thu hoạch phải bón kali nồng độ cao để ngọt múi”.

Thời điểm này các nhà vườn tranh thủ cột cành để tránh gãy cành do lượng trái quá nhiều và nặng

Thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp là khi bắt đầu làm vốn ít nên rất khó khăn. Đối với mô hình của tôi, tiền phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được công ty phân bón hỗ trợ cho gối đầu nên qua năm thứ 2 mới bắt đầu ổn định. Muốn thành công phải có sự kiên trì, quyết tâm, cố gắng và có mục tiêu rõ ràng để phát triển.

Anh NGUYỄN VĂN MẠNH, ấp Pa Pếch, xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú

Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, anh Mạnh còn tạo việc làm thời vụ cho 5 nhân công tại địa phương. Thời điểm này, nhân công lao động hỗ trợ nhà vườn cột cành sầu riêng, tưới đạm cá, bón kali… và thu hoạch trái. Anh Mạnh cho biết: “Năm nay, vườn sầu riêng của gia đình ước thu 3 tỷ đồng, trừ chi phí thuê vườn, phân bón và nhân công hết gần 1 tỷ đồng. Riêng chôm chôm Thái và dâu da thu khoảng 200 triệu đồng/vụ”.

Tùy tình trạng, mỗi cây sầu riêng để từ 1,5-2 tạ trái để cây đủ sức nuôi trái và không bị suy kiệt sau thu hoạch

Anh Giang Thành Đông, Bí thư Chi đoàn ấp Pa Pếch, xã Tân Hưng cho biết: “Mô hình phát triển kinh tế của anh Mạnh đang rất hiệu quả. Vườn cây xanh tươi, năng suất cao. Đây là mô hình hiệu quả để đoàn viên thanh niên trong vùng tham quan, học tập kinh nghiệm và khởi nghiệp”.

  • Từ khóa
169838

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu