Thứ 6, 10/05/2024 12:50:13 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Góc nhìn thẳng 09:25, 24/05/2023 GMT+7

Nhắm mắt nói mò

Thanh Hải
Thứ 4, 24/05/2023 | 09:25:18 1,326 lượt xem
BPO - Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao và tục ngữ chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Vì, nếu ca dao được xem là tiếng hát thiên về tình cảm thì tục ngữ lại chính là trí tuệ của người xưa gửi gắm vào đó. Tục ngữ là những kinh nghiệm, sự quan sát và cả tri thức của ông cha ta đúc kết lại trong những câu nói ngắn gọn, súc tích. Tuy nhiên, để hiểu tường tận và sự thâm thúy của mỗi câu tục ngữ thì ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng thực hiện được. Bằng chứng là cho đến nay, ở đâu đó vẫn còn không ít kẻ sống bằng nghề cố tình “nhắm mắt nói mò”. Và tổ chức khủng bố Việt Tân cùng những chiếc loa móp, như: VOA, RFI, BBC, RFA… là những kẻ như thế.

Tại Việt Nam, giá điện bán lẻ cho sinh hoạt, sản xuất được giữ ổn định từ năm 2019 và không tăng cho đến nay. Tuy nhiên, do khủng hoảng năng lượng, lạm phát kéo dài và chiến sự diễn ra tại Ukraine chưa có dấu hiệu dừng lại khiến giá điện ở nhiều nước trên thế giới tăng cao. Tại Việt Nam, giá thành sản xuất điện cũng không thể tránh khỏi tình trạng nêu trên vì giá than, khí và dầu tăng. Được sự chấp thuận của Chính phủ và Bộ Công Thương, ngày 27-4-2023, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ban hành Quyết định số 377/QĐ-EVN về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 4-5-2023. Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân là 1.920,3732 đồng/kWh. Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 3% so với giá điện bán lẻ bình quân trước đó, nhưng thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới.

Cùng với những nguyên nhân nêu trên, những năm qua tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng điện không ngừng tăng cao hằng năm. Và mặc dù các khoản chi phí nguyên, nhiên liệu chịu tác động của thị trường thế giới, song giá điện vẫn không điều chỉnh theo mức trượt giá, biến động giá cả nhiên liệu thế giới. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn mà nguồn năng lượng tái tạo được đầu tư nhiều nên việc phải trợ giá cho các dự án này khiến giá mua điện cao hơn giá bán lẻ điện. Chính vì thế, EVN đã phải chịu lỗ. Thế nhưng với bản chất xấu xa, âm mưu thâm độc nên các thế lực phản động, thù địch và cơ hội chính trị ở nước ngoài đã lợi dụng sự việc nêu trên để xuyên tạc tình hình thực tế ở Việt Nam. Cụ thể, chúng cho rằng, ngành điện Việt Nam được Nhà nước cho phép độc quyền sản xuất, độc quyền kinh doanh và độc quyền mua bán từ A tới Z các loại phụ kiện, phụ tùng thì làm sao có chuyện sản xuất, kinh doanh điện bị lỗ?

Trắng trợn và lố bịch hơn, chúng còn khẳng định, nếu thực sự EVN bị lỗ thì là do tham nhũng trong ngành quá nhiều, quá lớn, đồng thời công tác quản lý, điều hành quá yếu kém của Bộ Công Thương và cao hơn nữa là Chính phủ. Tuy nhiên, mục đích của hành vi nhắm mắt nói mò, chụp mũ này là nhằm gây hoang mang trong dư luận, làm giảm niềm tin của nhân dân vào sự quản lý, điều hành của các bộ, ngành và Chính phủ. Nguy hiểm hơn là chúng tạo cớ và kích động những phần tử xấu tích cực hoạt động chống phá bằng những phát ngôn vô căn cứ. Cụ thể là trên trang facebook của Việt Tân ngày 8-5-2023, tài khoản có tên lowe đã viết: Sau khi EVN tăng giá điện giữa mùa hè nóng nực, giá nước sinh hoạt ở Hà Nội lại chuẩn bị tăng theo! Chưa hết, tài khoản này còn gieo rắc sự nghi ngờ của người dân với EVN: Thứ duy nhất trên đời lỗ mà vẫn bán thì chắc duy nhất điện lực Việt Nam. Có thể có nhiều lý do khiến điện thất thoát nhưng chẳng hiểu vì sao hằng năm cứ tăng giá rồi lại báo lỗ?

Tuy nhiên, để công khai tính minh bạch trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của EVN, đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng điện, Chính phủ đã quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành gồm đại diện của các cơ quan, tổ chức: Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Trung ương MTTQVN, Hội Điện lực Việt Nam, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Và ngày 31-3-2023, Bộ Công Thương đã công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất, kinh doanh điện năm 2021 và 2022 của EVN. Theo đó, giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2022 là 2.032,26 đồng /kWh, tăng 9,27% so với năm 2021. Điều này đã dẫn đến kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của EVN năm 2022 lỗ hơn 26.462 tỷ đồng. Đây chính là bằng chứng các thế lực phản động, thù địch, cơ hội chính trị và những kẻ ăn theo tổ chức khủng bố Việt Tân đã và đang nhắm mắt nói mò với động cơ bỉ ổi, đê hèn.

Hơn nữa, cần nói thêm rằng, trong năm 2021 và 2022 là giai đoạn khủng hoảng của thị trường năng lượng quốc tế. Theo EVN, Singapore là quốc gia được coi là có thị trường điện lực cạnh tranh đầy đủ và giá điện bán lẻ được phép điều chỉnh linh hoạt, song nhiều công ty sản xuất và phân phối điện cũng báo cáo lỗ, thậm chí nhiều doanh nghiệp phải xin tạm dừng hoạt động. Và không chỉ ở Việt Nam hay Singapore mà ngành điện của tất cả quốc gia trên thế giới đang lâm vào khủng hoảng giá thành. Hiện nay, giá điện đang tăng chóng mặt ở các nước châu Âu. Theo số liệu của Ember - tổ chức tư vấn về khí hậu và năng lượng của Anh, thì ở châu Âu, giá điện bán buôn trung bình vào tháng 10-2022 tại Ý là 211,2 Euro/MWh (tương đương 5.714 VNĐ/kWh), còn tại Pháp là 178,9 Euro/MWh (khoảng 4.847 VNĐ/kWh), ở Đức là 157,8 Euro/MWh (khoảng 4.278 VNĐ/kWh), tại Tây Ban Nha là 127,22 Euro/MWh (khoảng 3.439 VNĐ/kWh) và ở Vương quốc Anh là 136,60 Euro/MWh (khoảng 3.710 VNĐ/kWh).

Còn theo thông tin từ trang tin trực tuyến Vaultelectricity của Mỹ thì giá điện bình quân ở quốc gia này theo từng tiểu bang và đứng đầu là bang New Hampshire với 27,47 Cent (6.810 VNĐ/kWh) và thứ 10 là bang New England 25,59 Cent (6.340 VNĐ/kWh). Trong khi đó, 10 tiểu bang có mức giá thấp nhất là Montana 11,55 Cent (2.860 VNĐ/kWh) và New Jersey 17,35 Cent (4.300 VNĐ/kWh). Còn bang hải đảo Hawaii luôn có mức giá điện sinh hoạt cao nhất nước Mỹ, với 44,7 Cent/kWh (tương đương 10.500 đồng/kWh) vào tháng 2-2023. Đặc biệt, khủng hoảng năng lượng có nguyên nhân từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đang khiến giá điện tại châu Âu tiếp tục tăng. Để đối phó với tình trạng tăng giá, Chính phủ Pháp đã đặt mức trần 4% đối với việc tăng giá điện thị trường quy định cho đến tháng 4 năm sau. Và Đức là nước đi đầu việc tăng giá điện ở châu Âu. Từ cuối năm 2022, trung bình 1 kWh điện ở quốc gia này là 31,81 Cent, tăng gần 5% so với năm 2021. Như vậy, giá điện ở Đức đã tăng gần 63% trong 15 năm qua.

Với sự hỗ trợ to lớn của công nghệ, trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, không một quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc doanh nghiệp, cá nhân nào có thể giấu giếm, bưng bít được mọi thông tin. Vì thế, những chiêu bài thay đen đổi trắng, vu khống, xuyên tạc hay “tát nước theo mưa” hoặc nhắm mắt nói mò thì dù thâm độc và tinh vi đến đâu cũng không thể lừa được nhân loại, đặc biệt là với người dân Việt Nam. Vậy nên nhắc ai đó lỡ đã “cõng rắn” hay “rước voi”… xin hãy chừa đường khi về với tổ tiên.

  • Từ khóa
168624

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu