Thứ 5, 09/05/2024 12:15:05 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

HIẾN PHÁP NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM 16:03, 11/09/2013 GMT+7

Khuyến khích Việt kiều tích cực đóng góp xây dựng đất nước

Thứ 4, 11/09/2013 | 16:03:00 103 lượt xem

Điều 19 trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung Điều 75) có 2 khoản, với những quy định như sau: 1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. 2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình, quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Tôi hoàn toàn nhất trí với nội dung ở Khoản 1 rằng “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam”. Vì đây là truyền thống vô cùng thiêng liêng từ ngàn đời nay của người Việt. Tuy nhiên, ở khoản 2 của điều này, tôi đề nghị bỏ cụm từ “góp phần xây dựng quê hương”. Lý do thứ nhất là với nội dung trên chưa thể hiện được sự quan tâm, khuyến khích, động viên của Nhà nước để người Việt Nam ở nước ngoài tích cực đóng góp sức người, sức của vào công cuộc xây dựng đất nước. Thứ hai là trong Hiến pháp cần Hiến định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước phát triển kinh tế nhằm thu hút mạnh nguồn lực đầu tư. Hơn nữa, việc bổ sung nội dung này về Hiến pháp cũng tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài yên tâm đầu tư về phát triển kinh tế - xã hội trong nước.

Xuất phát từ quan điểm này, tôi đề nghị ở Điều 19 cần bổ sung thâm khoản thứ 3 với nội dung như sau: Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước phát triển kinh tế - xã hội.  Như vậy, Điều 19 sau khi sửa đổi, bổ sung sẽ được viết lại như sau: 1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. 2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình, quê hương, đất nước. 3. Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước phát triển kinh tế - xã hội. 

Điều 31 trong dử thảo sửa đổi Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung Điều 74) gồm có 3 khoản, với nội dung như sau: 1. Mọi người có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật. 3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác. Với nội dung của Khoản 1, tôi hoàn toàn nhất trí cao như dự thảo đã nêu. Tuy nhiên, với nội dung của Khoản 2 và Khoản 3, tôi xin có một số ý kiến đóng góp như sau:

Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp công dân là công tác quan trọng trong các hoạt động của Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức chính trị, chính trị xã hội trong hệ thống chính trị của nước ta. Tuy nhiên, nếu quy định như trên thì các cơ quan trong hệ thống chính trị chỉ có trách nhiệm chỉ “phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo”, nhưng lại không nói rõ tối cáo, khiếu nại của ai? Hơn nữa, trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo mà chỉ  phải “tiếp nhận, giải quyết” thì cũng chưa đủ và không bao giờ mang lại hiệu quả cao. Bởi tiếp nhận, giải quyết mà không gặp gỡ công dân - người tố cáo thì làm sao nắm bắt hết nội dung người tố cáo, khiếu nại nhằm mục đích gì? Bên cạnh đó, không phải ai cũng có khả năng, trình độ viết đơn thư khiếu nại, tố cáo và trong phạp vi của một lá đơn, thư không thể trình bày hết nội dung của sự việc.

Do đó, trong Khoản 2 này tôi đề xuất bổ sung thêm cụm từ “công dân” vào ngay sau cụm từ “phải tiếp”. Đồng thời, ngày nay việc tố cáo, khiếu nại không phải chỉ là quyền của công dân (cá nhân), mà còn là quyền của cơ quan, tổ chức. Vì vậy, cơ quan, tổ chức cũng có thể bị thiệt hại sau khi khiếu nại, tố cáo. Do đó, tôi đề nghị ở phần hai của Khoản 2 cần bổ sung cụm từ “Cơ quan, tổ chức, cá nhân” thay cho từ “người”. Như vậy, Khoản 2 sẽ được viết lại như sau: 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp công dân, tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.

Ở khoản 3, tôi đề nghị bỏ từ “người khác” ở phần cuối và bổ sung cụm từ “Cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Vì thức tế cho thấy trong cuộc sống đã xuất hiện việc tố cáo, vu khống không chỉ đối với cá nhân, mà còn có cả tổ chức, cơ quan… với mục đích xấu. Như vậy, Khoản 3 sẽ được viết lại như sau: 3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại cơ quan, tổ chức, cá nhân.                            

Kim Chi (Đồng Xoài)

  • Từ khóa
108253

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu