Thứ 5, 09/05/2024 21:57:30 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

HIẾN PHÁP NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM 08:05, 25/07/2013 GMT+7

Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn

Thứ 5, 25/07/2013 | 08:05:00 134 lượt xem

* Điều 10 (sửa đổi, bổ sung Điều 10) trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 viết: “Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động; tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Theo tôi quy định như trên là khá bao quát, toàn diện nhưng cách diễn đạt chưa thật sự phù hợp. Đầu tiên, khi khẳng định: “Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện”, đã “tự nguyện” thì việc tham gia hoặc không tham gia tổ chức công đoàn của cán bộ, công nhân viên chức và người lao động là quyền của mỗi người. Từ thực tiễn hoạt động công đoàn tại cơ sở, tôi đề nghị bổ sung dấu “,” và cụm từ “chính đáng” vào sau cụm từ “lợi ích hợp pháp”. Cụm từ “tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội” vừa thừa lại vừa thiếu. Bởi vì trên thực tế, nhiều đơn vị, doanh nghiệp không phải thuộc sở hữu của Nhà nước (doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) nhưng vẫn có quyền thành lập tổ chức công đoàn nên quy định “tham gia quản lý Nhà nước” là thừa từ ngữ - thừa “Nhà nước”. Nên bỏ cụm từ “quản lý kinh tế - xã hội” vì chưa bao hàm hết ý nghĩa. Đồng thời bỏ cụm từ “tham gia” trong cụm từ “tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát” và bổ sung thêm cụm từ “các hoạt động có liên quan” vào sau cụm từ “của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp”. Tôi đề nghị sửa lại điều 10 như sau: “Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động có liên  quan của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

* Điều 30 (sửa đổi, bổ sung Điều 53) khẳng định: “Công dân có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”. Quy định như vậy là chưa đầy đủ. Vì “biểu quyết” chỉ là đồng ý hoặc không đồng ý với một vấn đề (hoặc nhóm vấn đề), sự kiện, nhân vật. Khi “Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân” thì sẽ có các phương án đồng ý, không đồng ý và ý kiến khác. Ý kiến khác ở đây là để công dân bày tỏ ý kiến của mình ngoài hai phương án đồng ý, không đồng ý. Tôi đề nghị sửa lại Điều 30 như sau: “Công dân có quyền phát biểu ý kiến và biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”.

lĐiều 68 (mới) trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 viết: “Nhà nước có cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn đa dạng sinh học; phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, sản xuất sạch và tiêu dùng sạch của tổ chức, cá nhân được Nhà nước khuyến khích (Khoản 2). Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại (Khoản 3)”.

Theo ý kiến tôi, nên bổ sung cụm từ “chủ động” vào trước cụm từ “ứng phó với biến đổi khí hậu”, bổ sung cụm từ “nhằm mục đích” vào trước cụm từ “bảo vệ môi trường”, đồng thời bỏ cụm từ “phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, sản xuất sạch và tiêu dùng sạch”, vì chưa bao quát hết công tác “bảo vệ môi trường”. Thay cụm từ “phải bị xử lý” bằng “sẽ bị xử lý” để nâng tính cảnh báo, răn đe. Như vậy, hai khoản trong Điều 68 sẽ được sửa lại như sau: “Nhà nước có cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn đa dạng sinh học; phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Mọi hoạt động nhằm mục đích bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân được Nhà nước khuyến khích (Khoản 2). Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học sẽ bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại (Khoản 3)”.

Ngọc Nguyên (Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long)

  • Từ khóa
108234

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu