Thứ 6, 10/05/2024 03:01:37 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

HIẾN PHÁP NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM 11:00, 04/06/2013 GMT+7

Thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao

Thứ 3, 04/06/2013 | 11:00:00 165 lượt xem

* Trong Điều 107 (sửa đổi, bổ sung Điều 126, Điều 127) của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có quy định như sau: 1. Tòa án Nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án Nhân dân gồm Tòa án Nhân dân tối cao và các tòa án khác do luật định. 2. Tòa án Nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 3. Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Tòa án đặc biệt. Theo ý kiến của cá nhân tôi, nếu quy định như trên là chưa ổn, vì chưa đầy đủ ý nghĩa, cũng như chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các loại hình tòa án và tòa án các cấp.

Cụ thể, với Khoản 1 của điều này quy định: 1. Tòa án Nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Thế nhưng trong thực tế ở nước ta hiện nay cho thấy, ngoài tòa án nhân dân còn có tòa án quân sự và như quy định tại Khoản 3 của điều này thì sau này, do yêu cầu thực tế có thể Quốc hội sẽ thành lập các tòa án đặc biệt và các tòa án khác theo luật định. Như vậy, không chỉ có Tòa án nhân dân mới là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các tòa án khác theo luật định. Theo tôi ở Khoản 1 của điều này cần bổ sung cụm từ “các Tòa án quân sự và Tòa án khác do luật định” vào trước cụm từ “Tòa án nhân dân”. Như vậy, Khoản 1 của Điều 107 sẽ được viết lại như sau: 1. Tòa án Nhân dân, các Tòa án quân sự và Tòa án khác do luật định là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án Nhân dân gồm Tòa án Nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định.

Xuất phát từ quan điểm trên, tôi xin đề xuất sửa đổi, bổ sung Khoản 2 của Điều 107. Cụ thể là ở khoản này cần bổ sung cụm từ “các Tòa án quân sự và Tòa án khác do luật định” vào sau cụm từ “Tòa án nhân dân” ở ngay đầu của khoản này. Vì không chỉ có Tòa án nhân dân mới có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Mà trong thực tế, với chức năng của mình, Tòa án quân sự và các Tòa án khác cũng có nhiệm vụ như Tòa án nhân dân. Do đó, Khoản 2 của Điều 107 được viết lại như sau: 2. Tòa án Nhân dân, các Tòa án quân sự và Tòa án khác do luật định có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Và có như vậy thì Hiến pháp mới sẽ có sự kế thừa Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và 1992.

* Tại Khoản 1, Điều 108 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có quy định: 1. Việc xét xử của Tòa án Nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp do luật định. Theo ý kiến của cá nhân tôi thì quy định như trên là chưa đúng, chưa đầy đủ. Vì trong thực tế hiện nay, không chỉ khi Tòa án nhân dân xét xử mới có Hội thẩm nhân dân, mà trong khi Tòa án quân sự xét xử cũng có Hội thẩm quân nhân tham dự phiên tòa. Vì vậy, tôi đề xuất ở khoản này cần bổ sung cụm từ “nhân dân” vào sau cụm từ “có Hội thẩm”. Đồng thời, ngay sau đó bổ sung thêm dấu chấm phẩy và ngay sau dấu chấm phẩy cần bổ sung cụm từ “các Tòa án quân sự có Hội thẩm quân nhân”. Như vậy, Khoản 1, Điều 108 được viết lại như sau: 1. Việc xét xử của Tòa án Nhân dân có Hội thẩm nhân dân; các Tòa án quân sự có Hội thẩm quân nhân tham gia, trừ trường hợp do luật định.

lTại Khoản 2, Điều 109 (sửa đổi, bổ sung Điều 134) trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có quy định như sau: 2. Tòa án Nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác. Đây là chế định quy định rõ thẩm quyền cũng như địa vị pháp lý tối cao của Tòa án nhân dân tối cao là có quyền giám đốc thẩm việc xét xử hoặc các bản án đã xét xử của Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự và Tòa án khác được thành lập theo thẩm quyền của Quốc hội (Theo Khoản 3, Điều 107 của Dự thảo: 3. Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Tòa án đặc biệt). Tuy nhiên, theo suy nghĩ của cá nhân tôi, nếu quy định như vậy là ổn, chưa phù hợp với tình hình thực tế hiện nay ở nước ta, cũng như Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Vì tòa án khác ở đây được hiểu là tòa án được thành lập theo thẩm quyền của Quốc hội khi cần thiết và cụ thể là như quy định tại Khoản 3, Điều 107 trong dự thảo. Nếu quy định như trên thì khi đó tòa án khác chưa được thành lập nhưng lại đã bị giám đốc thẩm. Còn các tòa đã được thành lập và đã, đang hoạt động thì lại không bị giám đốc thẩm.

Vì vậy, tôi đề xuất ý kiến là ở Khoản 2, Điều 109 cần được bổ sung nội dung “nhân dân, các tòa án quân sự và các tòa án khác, trừ trường hợp Quốc hội quy định khi thành lập tòa án đó” vào ngay sau cụm từ “việc xét xử của”. Đồng thời, ở phần cuối của khoản này cần bổ sung nội dung “khi Quốc hội quyết định thành lập tòa án đó” cho cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu hơn. Như vậy, Khoản 2, Điều 109 được viết lại như sau: 2. Tòa án Nhân dân Tối cao giám đốc việc xét xử của các tòa án nhân dân, các Tòa án quân sự và các Tòa án khác khi Quốc hội quyết định thành lập tòa án đó.

Anh Tuấn (Bù Đăng)

  • Từ khóa
108217

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu