Chủ nhật, 12/05/2024 11:31:06 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Góc nhìn thẳng 10:10, 25/07/2023 GMT+7

Bài 2 - Gã trở cờ họ “ả”

Nhật Minh - Hồ Ngọc
Thứ 3, 25/07/2023 | 10:10:51 971 lượt xem
BPO - Theo từ điển tiếng Việt, gã đồng nghĩa với lão, hắn, y, tên… là từ dùng để chỉ người đàn ông nào đó với ý không có thiện cảm hoặc bị coi thường và thậm chí khinh bỉ. Còn cụm từ “trở cờ” xuất hiện trong đời sống người Việt từ khi nào và ở đâu… thì cho đến nay chưa có tài liệu khoa học nào khẳng định. Tuy nhiên, ý nghĩa của cụm từ này thì ai cũng biết nhưng không phải ai cũng nhận thức rõ hệ lụy của nó. Vì thế, có không ít người chẳng những thân bại danh liệt mà còn để lại tiếng xấu muôn đời là gã “trở cờ” mang họ “ả”.

Đó là danh xưng, là cái tên mà dư luận xã hội cũng như cộng đồng mạng thời gian gần đây đặt cho người có bút danh là Nguyên Ngọc, bí danh là Nguyễn Trung Thành và “tên cúng cơm” là Nguyễn Văn Báu, từng được phong hàm Đại tá, Tổng Biên tập Báo Văn nghệ và Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. 

Theo từ điển tiếng Việt do các tác giả Vĩnh Lộc, Bảo Đoan, Quỳnh Tâm, Ngọc Hạnh biên soạn, Nhà Xuất bản Thanh niên phát hành năm 2000, trang 1.051, thì “trở cờ” là: Đổi ý kiến, đổi hướng - thấy bên nào mạnh thì theo. Còn theo vtudien thì “trở cờ” là thay đổi chiều hướng hoạt động để theo kẻ mạnh. Theo từ điển của Lê Văn Đức thì “trở cờ” là: theo ngọn cờ khác, nghịch lại phe phái cũ. Và theo từ điển của Thanh Nghị thì “trở cờ” là: theo một ngọn cờ khác, theo một phe hoặc theo chủ nghĩa khác khi phe, hay chủ nghĩa ấy mạnh. Còn với từ “ả” ở đây nếu viết đầy đủ phải là “Ả Trần”. Cụm từ này xuất hiện trong ngôn ngữ tiếng Việt vào thời nhà Trần. Sau khi dẹp xong giặc Nguyên Mông, vua Trần Nhân Tông đã tổ chức định công và xét tội các quân sĩ. Với những kẻ đầu hàng giặc thì bị xử tội đi đày hoặc tử hình, tịch thu điền sản, sung công, tước bỏ quốc tính. Với Trần Ích Tắc, “vì là chỗ thân tình cốt nhục nên triều đình không nỡ đổi họ, xóa tên, chỉ gọi là Ả Trần, có ý chê hắn hèn nhát như đàn bà vậy”.

Nói tóm lại, dù là “trở cờ” hay kẻ mang họ “ả” là những cụm từ chỉ người có lối sống ích kỷ vì lợi ích cá nhân, cơ hội chính trị, phản nước hại dân. Và ở những con người này thường có đặc điểm chung là vì quyền lợi cá nhân họ sẵn sàng xuyên tạc sự thật, thậm chí ngang nhiên ra mặt chống phá, đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc. Một trong những biểu hiện dễ nhận biết nhất ở những con người này là từ lời nói đến hành động đều quay ngoắt 180 độ, phủ nhận toàn bộ sự nghiệp, thành quả cách mạng của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng; phụ họa với những thế lực phản động và có hành vi gây hại cho đất nước. Nguy hiểm hơn là từ hành động “trở cờ” được nói, viết ra bởi một số đối tượng vốn có chút ít công lao, uy tín trong xã hội nhưng lại là những kẻ cơ hội, bất mãn rồi “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” sẽ làm tăng nguy cơ giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng, chế độ…

Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã đúc kết và chỉ rõ bản chất của những kẻ “trở cờ” phổ biến nhất hiện nay là cố tình: “Nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nói không đi đôi với làm; hứa nhiều làm ít; nói một đằng, làm một nẻo; nói trong hội nghị khác, nói ngoài hội nghị khác; nói và làm không nhất quán giữa khi đương chức với lúc về nghỉ hưu”. Đây là hậu quả của quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và quá trình này thường bắt đầu từ những bất mãn cá nhân rồi đi đến từ bỏ lý tưởng, cuối cùng là phản bội dân tộc, Tổ quốc và nhân dân. Điển hình trong bảng danh sách đen này phải kể đến Nguyễn Đình Cống, Nguyễn Quang A, Chu Hảo, Bùi Tín, Phạm Đình Trọng, Mạc Văn Trang và Nguyên Ngọc được xếp đầu bảng. 

Đối với hầu hết người dân Việt Nam, nhất là với những người sinh ra từ thập niên 60 của thế kỷ trước, tất cả đều không xa lạ gì với cái tên Nguyên Ngọc. Bởi khi đó, ông ta còn giữ được tư cách là một sĩ quan quân đội với cấp hàm đại tá và là nhà văn lớn có tiếng một thời, với những tác phẩm được đưa vào chương trình sách giáo khoa, như: “Đất nước đứng lên”, “Rừng xà nu”, “Đất Quảng”… Tuy nhiên, lại rất ít ai biết rằng, ông ta đã suy thoái, đã “đổ đốn” từ khi bị cách chức và buộc rời khỏi các vị trí quan trọng nhất trong đời viết văn của mình. Sau khi bị “buộc” từ chức với danh nghĩa về hưu, ông ta liền công khai quay ngoắt chống lại Hội Nhà văn Việt Nam và thành lập cái gọi là “Văn đoàn độc lập”. Thực chất đây là một nhóm gồm những kẻ có ân oán với dân tộc. Từ hậm hực, bất mãn, ông ta đã “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” thành gã trở cờ bằng việc liên tục nói xấu, bôi nhọ Đảng, Nhà nước và việc làm này của ông ta đã đạt tới tận cùng của sự phản trắc. 

Bằng chứng là trong bài viết mang tựa đề “Vì sao Phạm Xuân Ẩn không bị lộ?” đăng trên báo Vietnamnet ngày 25-11-2013, ông ta đã thốt ra những lời cực kỳ bỉ ổi: “Trong chiến tranh, chúng ta đã nhìn sai về sự xâm lược, sự căm thù giặc và đó là điều “không bình thường”. Tởm lợm hơn, cũng trong bài viết này, ông ta còn “xổ ra” những ngôn từ hết sức dơ bẩn và vô cùng đốn mạt: “Trong giảng dạy lịch sử, không nên “bồi đắp chủ nghĩa yêu nước” nữa, vì như vậy lịch sử sẽ bị chính trị hóa và cũng không nên ca ngợi các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng quá. Vì như thế sẽ làm đau lòng các bà mẹ lính Việt Nam cộng hòa…”. Không biết khi viết ra những lời này ông ta nghĩ về những đứa con tinh thần mà chính ông đã phải lăn lộn trong mưa bom, bão đạn của kẻ thù để sinh ra nó, đó là: “Đất nước đứng lên”, “Rừng xà nu”, “Đường chúng ta đi”, “Đất Quảng”… Thế mới biết trên cõi đời này vẫn còn có kẻ tự tát, tự bôi nhọ và thậm chí tự ném phân vào mặt mình là có thật. Và chắc chắn chỉ có những kẻ mang trong mình dòng máu của Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, Hoàng Văn Hoan mới làm như vậy.   

Vào năm 2012, khi khối u có tên “Ả Trần” bắt đầu di căn, thì cũng là lúc gã trở cờ lộ rõ nguyên hình. Đó là việc ông ta cùng với bè lũ “Văn đoàn độc lập” ký tên vào “Bản góp ý sửa đổi Hiến pháp 2013”. Trong cái gọi là bản “góp ý” này, họ đã phủ định hoàn toàn vai trò của Đảng Cộng sản bằng việc đòi bỏ Điều 4 trong Hiến pháp. Điên cuồng và trắng trợn hơn, nhóm người do ông ta cầm đầu còn đưa ra đề nghị đa nguyên, đa đảng, đổi tên nước, thay quốc kỳ, lập lưỡng viện và thực hiện tam quyền phân lập… Nguy hiểm hơn, từ chỗ bất mãn, ông ta đã chuyển sang trạng thái thâm thù vì danh vọng thông qua việc tích cực tham gia một số “diễn đàn xã hội dân sự”. Và để thể hiện quyết tâm “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”, đêm 26-10-2018, ông ta đã đăng dòng trạng thái ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam trên facebook cá nhân. Việc này hoàn toàn không phải ông ta lú lẫn vì tuổi cao, mà đó là sự ranh ma, tinh quái của một con cáo già. Bởi lẽ, nếu ông ta không “bỏ Đảng” thì chắc chắn sẽ bị “Đảng bỏ”. Mà khi đã bị “Đảng bỏ” thì thân phận ông ta chẳng còn đáng một xu đối với mấy cái “chòi” nhân quyền dỏm, dân chủ cuội.  

Người xưa có câu “Hùm chết để da, người ta chết để tiếng” và “trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Với Nguyên Ngọc, mặc dù ông ta vẫn còn sống “trơ trơ” nhưng không những đã để lại “tiếng” mà còn cả “bia”. Đó là những tiếng đời nguyền rủa, căm giận và tấm “bia miệng” sỉ nhục của cả xã hội về một kẻ vong ơn bội nghĩa với đồng đội, quê hương và Tổ quốc. Vì chẳng những tự đốt bỏ nhân cách của mình mà ông ta còn thiêu rụi cả cánh “rừng xà nu” bạt ngàn ngày xưa.

  • Từ khóa
173536

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu