Chủ nhật, 12/05/2024 14:33:43 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Góc nhìn thẳng 09:20, 07/07/2023 GMT+7

Văn học chân chính!

Anh Tú
Thứ 6, 07/07/2023 | 09:20:44 1,202 lượt xem
BPO - Sau kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại một số địa phương và kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, môn Ngữ văn đã trở thành đề tài bàn tán trên nhiều trang mạng xã hội. Ngay lập tức, giới “dân chủ” nhanh chóng “bắt sóng” dư luận, tung ra nhiều bài viết lồng ghép các nhận định phiến diện, xuyên tạc, chống phá chế độ.

Với bài thi dài 21 trang, em Nguyễn Trần Ban Mai (học sinh Trường THCS Phan Huy Chú, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) đã xuất sắc đỗ thủ khoa vào lớp chuyên Văn, Trường THPT chuyên Hà Tĩnh. Ngay sau đó, trên một số trang mạng xã hội đã xuất hiện những giọng điệu “lên mặt dạy đời”, công kích cá nhân em Nguyễn Trần Ban Mai. Tiếp đó, sau khi kỳ thi tốt nghiệp THPT kết thúc, nhiều “nhà dân chủ” cũng nhanh chóng đăng đàn “mổ xẻ” đề thi. Cùng với việc chê bai, hạ bệ chất lượng giáo dục hiện nay, những kẻ này ra sức ca ngợi, cổ vũ, thần thánh hóa nền giáo dục của chế độ cũ. Chúng cho rằng “thơ văn hiện nay sặc mùi chính trị”, “người ta dạy văn nhưng chỉ cốt làm tuyên giáo trong nhà trường”, “không có văn học, văn chương đúng nghĩa trong nhà trường xã hội chủ nghĩa, mà chỉ có văn học cách mạng, văn học chính trị... một thứ văn học sống sượng phục vụ tuyên truyền, giết chết nghệ thuật”, “văn học trong nhà trường ở miền Bắc, nói cho cùng, đã giết chết biết bao nhiêu giá trị văn học, làm nghèo và hủy hoại biết bao tâm hồn thơ trẻ”… (!?) Từ những nhận định phiến diện, lệch lạc này, các “nhà dân chủ” đòi phải cải cách văn học, đòi phải “trả tự do cho nghệ thuật”, đòi “thay đổi định hướng cách mạng”...

Dân gian Việt Nam có câu “con không chê cha mẹ khó” để răn dạy mỗi người dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải luôn “uống nước nhớ nguồn”, biết ơn gia đình, cha mẹ. Mở rộng ra, đó là sự biết ơn, trân trọng đối với Tổ quốc, với đồng bào, với những thế hệ cha ông đã hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc. Vậy nhưng hiện nay, có một số kẻ được “ăn vài miếng cá biển” đã nhanh chóng quay lại “chê cá ao tanh”. Tự cho mình là cấp tiến, hơn người, những kẻ này ngông nghênh đả kích chế độ, chê bai đất nước. Từ vấn đề kinh tế, xã hội cho đến giáo dục - đào tạo, dù chẳng có chuyên môn nhưng những kẻ này vẫn thích “chỉ tay năm ngón”, ăn nói vô tội vạ để thỏa mãn sự “tự do” cá nhân. Câu chuyện một số kẻ đang đả kích môn Văn nêu trên là một ví dụ điển hình.

“Văn học là nhân học”. Đây là câu nói đầy triết lý của nhà văn M. Gorki mà mỗi người yêu văn đều biết đến. Văn học không chỉ để thỏa mãn chí tang bồng cá nhân mà nó phải “vẽ” lên bức tranh của đời sống. Đi liền với đó, việc dạy văn giúp mỗi học sinh bồi dưỡng nhân cách, có đời sống tâm hồn phong phú. Còn nhớ, trong chương trình ngữ văn THCS thời tôi còn ngồi trên ghế nhà trường có tác phẩm “Buổi học cuối cùng” của nhà văn An-phông-xơ Đô-đê. Nội dung tác phẩm kể về biến cố lịch sử của nước Pháp sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ năm 1870-1871. Do bị thua trận nên hai vùng An-dát và Lo-ren của Pháp bị nhập vào nước Phổ. Hệ quả kéo theo là các trường học ở hai vùng này bị buộc học bằng tiếng Đức. Điều này đã khiến cả thầy và trò đều xót xa, buồn tủi. Nói về tác phẩm này để thấy, không chỉ Việt Nam mà ở tất cả quốc gia, văn học đều mang đậm hơi thở cuộc sống, việc dạy văn đều chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống cho mỗi học sinh.

Tại Việt Nam, văn học cách mạng là một phần không thể thiếu trong kho tàng văn học. Trong “Thư gửi Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ hai”, ngày 15-7-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trong sự nghiệp vĩ đại kháng chiến, kiến quốc của nhân dân ta, văn hóa gánh một phần rất quan trọng... Các nhà văn hóa ta phải có những tác phẩm xứng đáng chẳng những để biểu dương sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc bây giờ mà còn để lưu truyền những gương mẫu oanh liệt kháng chiến kiến quốc của con cháu đời sau”. Không chỉ dừng lại ở cái tôi hẹp hòi, ích kỷ, cá nhân, văn học cách mạng Việt Nam đã phác họa rõ nét bức tranh xã hội Việt Nam thời kỳ kháng chiến. Đồng thời, thông qua văn học, các nhà văn cũng thể hiện đậm nét tinh thần yêu nước, khát vọng giải phóng dân tộc, ý thức tự lực, tự cường. Chính văn học cách mạng đã dạy biết bao thế hệ học sinh hiểu về truyền thống dân tộc, trân trọng giá trị của độc lập, tự do, khơi dậy khát vọng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vậy hà cớ gì các “mõ làng dân chủ” lại “đánh võng thông tin”, bóp méo sự thật, vu khống rằng “văn học cách mạng đã giết chết biết bao nhiêu giá trị văn học, làm nghèo và hủy hoại biết bao nhiêu tâm hồn thơ trẻ”? Nói thẳng, đây là một sự lộng ngôn trắng trợn, thể hiện sự thiển cận đến ngu ngốc và không thể chấp nhận. Mục đích của những kẻ này chẳng hề tốt đẹp gì. Đằng sau việc xuyên tạc, phủ nhận văn học cách mạng là mưu đồ làm phai nhạt lập trường tư tưởng, làm xói mòn truyền thống đạo đức, tạo ra sự “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong học sinh.

Mặt khác, cũng cần nói thêm, trong chương trình học trải dài từ tiểu học đến THPT, học sinh nước ta được tiếp cận, nghiên cứu văn học ở nhiều cấp độ khác nhau. Từ văn học trong nước đến văn học nước ngoài, từ văn học dân gian đến văn học cận đại, trung đại, hiện đại... đều đã được phân bổ trong chương trình. Ấy thế nhưng các đối tượng xấu lại ngoa ngôn quy chụp “thơ văn hiện nay sặc mùi chính trị”, “người ta dạy văn nhưng chỉ cốt làm tuyên giáo trong nhà trường”. Điêu! Điêu thế là cùng... !!!

Văn học nói chung và nghệ thuật nói riêng không bao giờ tách rời khỏi đời sống chính trị. Tự do sáng tạo nghệ thuật không có nghĩa là vô tổ chức, vô kỷ luật, đứng trên pháp luật. Vậy nên các “nhà dân chủ” đừng hòng xuyên tạc đời sống văn học của Việt Nam, đừng hòng lấy tấm mũ “dân chủ” để chụp lên đầu những kẻ phản động, chống đối núp danh sáng tạo văn học, nghệ thuật.

  • Từ khóa
172125

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu