Thứ 7, 27/04/2024 11:03:47 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Giáo dục 09:02, 08/09/2014 GMT+7

Quy chế xếp loại học viên giáo dục thường xuyên THCS và THPT

Thứ 2, 08/09/2014 | 09:02:00 3,682 lượt xem
BPO - Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo vừa ký Quyết định số 23/VBHN-BGDĐT về ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông. Theo đó, việc đánh giá, xếp loại được thực hiện như sau:

* Về số lần kiểm tra:

Thực hiện đủ số bài kiểm tra viết một tiết, bài kiểm tra thực hành và bài kiểm tra học kỳ được quy định cụ thể trong phân phối chương trình từng môn học. Trong một học kỳ, số lần kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút đối với mỗi môn học được quy định như sau: Những môn học từ 1 tiết đến 1,5 tiết trong một tuần: ít nhất có 2 lần kiểm tra 15 phút và ít nhất 50% số học viên trong lớp được kiểm tra miệng; Những môn học từ 2 tiết đến 3 tiết trong một tuần: ít nhất có 2 lần kiểm tra 15 phút và 100% số học viên trong lớp được kiểm tra miệng; Những môn học từ 3,5 tiết đến 4 tiết trong một tuần trở lên: ít nhất 3 lần kiểm tra 15 phút và 100% số học viên trong lớp được kiểm tra miệng.

Những học viên không đủ số bài kiểm tra như trên thì phải được kiểm tra bù. Bài kiểm tra bù phải đảm bảo hình thức kiểm tra, mức độ kiến thức, kỹ năng và thời lượng tương đương với bài kiểm tra bị thiếu. Thời gian kiểm tra bù theo kế hoạch của cơ sở giáo dục thường xuyên. Học viên không dự kiểm tra bù thì cho điểm 0.

* Hệ số điểm bài kiểm tra và hệ số điểm trung bình môn học kỳ:

Hệ số điểm các bài kiểm tra: Bài kiểm tra miệng, kiểm tra viết 15 phút hệ số 1; Bài kiểm tra 1 tiết, kiểm tra thực hành có hệ số 2; Bài kiểm tra học kỳ có hệ số 3. Điểm trung bình môn học kỳ I có hệ số 1; Điểm trung bình môn học kỳ II có hệ số 2.

Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTB mhk) là trung bình cộng của điểm các bài kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra viết một tiết, kiểm tra thực hành, bài kiểm tra học kỳ với các hệ số quy định và được tính như sau:

ĐTB mhk =

KTm + KT 15 phút + 2 x KT 1 tiết + 2 x KTth + 3 x KThk


Tổng các hệ số

 
Điểm trung bình môn cả năm (ĐTBmcn) là trung bình cộng của điểm trung bình môn học kỳ I (ĐTBmhkI) với điểm trung bình môn học kỳ II (ĐTBmhkII) với các hệ số quy định và được tính theo công thức sau:
 

ĐTBcn =

ĐTBmhkI + 2 x ĐTBmhkII


3

 

Điểm trung bình môn học kỳ, cả năm là một số nguyên hoặc số thập phân, phần thập phân giữ lại một chữ số theo quy tắc làm tròn số.

*  Điểm trung bình học kỳ, cả năm:

Điểm trung bình các môn học kỳ (ĐTBhk) là trung bình cộng của điểm trung bình môn học kỳ tất cả các môn học và được tính theo công thức sau:

ĐTBhk =

ĐTBmhk Toán + ĐTBmhk Vật lý + …


Tổng hệ số

 

Điểm trung bình cả năm (ĐTBcn) là trung bình cộng của điểm trung bình môn cả năm của tất cả các môn học được tính theo công thức sau:

ĐTBcn =

ĐTBmcn Toán + ĐTBmcn Vật lý + …


Tổng hệ số

 

* Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ, cả năm:

Loại giỏi (G): Điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt từ 8,0 trở lên, trong đó phải có môn Ngữ văn hoặc Toán có điểm trung bình môn học kỳ, cả năm đạt từ 8,0 trở lên; Các môn học còn lại có điểm trung bình môn học kỳ, cả năm đạt từ 6,5 trở lên. Loại khá (K): Điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt từ 6,5 trở lên, trong đó phải có môn Ngữ văn hoặc Toán có điểm trung bình môn học kỳ, cả năm đạt từ 6,5 trở lên; Các môn học còn lại có điểm trung bình môn học kỳ, cả năm đạt từ 5,0 trở lên. Loại trung bình (Tb): Điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt từ 5,0 trở lên, trong đó phải có môn Ngữ văn hoặc Toán có điểm trung bình môn học kỳ, cả năm đạt từ 5,0 trở lên; Các môn học còn lại có điểm trung bình môn học kỳ, cả năm đạt từ 3,5 trở lên. Loại yếu (Y): Điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt từ 3,5 trở lên, trong đó phải có môn Ngữ văn hoặc Toán có điểm trung bình môn học kỳ, cả năm đạt từ 3,5 trở lên; Các môn học còn lại có điểm trung bình môn học kỳ, cả năm đạt từ 2,0 trở lên. Loại kém là những trường hợp còn lại.

Đối với những học viên nếu điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt mức G nhưng do ĐTB của 1 môn phải xếp xuống loại Tb thì được điều chỉnh xếp loại K; Nếu điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt mức G nhưng do ĐTB của 1 môn phải xếp xuống loại Y hoặc kém thì được điều chỉnh xếp loại Tb; Nếu điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt mức K nhưng do ĐTB của 1 môn phải xếp xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb; Nếu điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt mức K nhưng do ĐTB của 1 môn phải xếp xuống loại kém thì được điều chỉnh xếp loại Y; Nếu điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt mức Tb nhưng do ĐTB của 1 môn phải xếp xuống loại kém thì được điều chỉnh xếp loại Y. 

NV

 

  • Từ khóa
84543

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu