Thứ 7, 27/04/2024 05:20:33 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Chính trị 08:48, 30/03/2015 GMT+7

IPU - 132: Cần sửa đổi nội dung luật an ninh quốc tế

Thứ 2, 30/03/2015 | 08:48:00 1,209 lượt xem
BPO - Ngày 29-3, Uỷ ban thường trực về Hoà bình và an ninh quốc tế của IPU - 132 đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết về chiến tranh mạng.

Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu tập trung thảo luận là những hành động mà nghị viện có thể hoặc nên thực hiện thông qua quyền lập pháp và giám sát của mình. Một số ý kiến nhận định, tình hình thế giới hiện nay cho thấy luật an ninh quốc tế đòi hỏi phải sửa đổi và cần có cách giải thích khác cho các quy định hiện hành, nếu như chưa đưa ra và áp dụng được các quy tắc mới.

Các đại biểu dự họp cơ bản thống nhất với dự thảo Nghị quyết do các báo cáo viên trình bày tại phiên thảo luận với tiêu đề: "Chiến tranh mạng - Mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh thế giới".

Dự kiến, dự thảo Nghị quyết "Chiến tranh mạng - mối đe doạ nghiêm trọng đối với hoà bình và an ninh thế giới" sẽ được thông qua Đại hội đồng IPU-132.


 

Tại Diễn đàn Nghị sĩ Trẻ IPU, một hoạt động khác trong khuôn khổ kỳ họp Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới lần thứ 132 (IPU 132), nghị sĩ trẻ các nước (ảnh) đã chia sẻ ý kiến về hai dự thảo nghị quyết tại Đại hội đồng IPU 132: “Chiến tranh mạng - sự đe dọa nghiêm trọng tới hòa bình và an ninh thế giới” và “Định hình cơ chế mới về quản trị nguồn nước: Thúc đẩy hành động của nghị viện về vấn đề nước”.

Các đại biểu cho rằng, cần thiết phải có sự kết nối giữa Chính phủ các nước, người dân trên toàn thế giới để đối phó với những cuộc tấn công mạng - đang là nguy cơ đe dọa đến hòa bình và an ninh thế giới, trong đó, vai trò của các nghị sĩ trẻ là rất quan trọng.

Chủ đề về quản trị nguồn nước đã được các ĐBQH Việt Nam tham gia thảo luận. Đại biểu Nguyễn Đắc Vinh thông tin với hội nghị: Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nguồn tài nguyên nước đa dạng và phong phú, nhưng trên thực tế nguồn nước có thể sử dụng ngay lại có hạn vì phân bố không đều. Nhiều vùng bị thiếu nước sạch do ô nhiễm, lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán và các tác nhân khác.

“Quốc hội cần có vai trò thúc thúc đẩy hành động trong việc bảo vệ nguồn nước”, ĐB Nguyễn Đắc Vinh nói và đề xuất các giải pháp để quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên nước. Theo ĐB, nghị viện các nước cần điều chỉnh luật pháp, chính sách về quản lý nguồn nước; mở rộng và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong chia sẻ và tăng trữ lượng nguồn nước xuyên quốc gia, đồng thời thúc đẩy cơ chế đối thoại giữa các nghị viện để tạo ra khuôn khổ pháp lý quốc tế cho việc quản lý nguồn nước xuyên biên giới và nâng cao hơn nữa nhận thức của cộng đồng trong việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước...

Ngoài 2 nội dung chính được thảo luận tại Diễn đàn này, các nghị sĩ trẻ còn thảo luận xung quanh báo cáo chung về giới trẻ liên quan đến hoạt động của các Ủy ban của IPU để chuẩn bị cho cuộc họp tiếp theo và bầu các thành viên trong Ban lãnh đạo Diễn đàn từ Nhóm Á-Âu.

Nguồn SGGP

  • Từ khóa
12789

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu