Thứ 7, 27/04/2024 08:05:57 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Pháp luật 14:41, 16/09/2017 GMT+7

Điểm giống và khác nhau của hai tội danh

Thứ 7, 16/09/2017 | 14:41:00 168 lượt xem

BPO - Bộ luật Hình sự đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27-11-2015, sau đó luật này được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 3 sửa đổi, bổ sung một số điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2018. Trong bộ luật này có quy định cụ thể về hai tội danh ở hai điều khác nhau, đó là tội “Tham ô tài sản” (Điều 353) và tội “Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” (Điều 175). Theo đó, ở hai tội danh này có nhiều hành vi cấu thành tội giống nhau, nhưng cũng có những điểm hoàn toàn khác nhau. Và bài viết dưới đây không ngoài mục đích cùng bạn đọc tìm hiểu kỹ về những điểm giống và khác nhau ở hai tội danh này.

Giống nhau: Cả hai hành vi phạm tội đều xâm phạm đến quyền sở hữu, sự hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước. Cá nhân phạm tội đều là những người có chức vụ, quyền hạn. Đều lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình chiếm đoạt tài sản. Xét về mặt khách quan: cả hai tội này đều là tội cấu thành vật chất. Về mặt chủ quan: Cả hai đều là lỗi cố ý trực tiếp với mục đích tư lợi.

Điểm khác nhau: Tội tham ô có khái niệm như sau: Là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý với giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng. Về chủ thể phạm tội: Là người có chức vụ, quyền hạn, đồng thời phải là người có trách nhiệm quản lý đối với tài sản chiếm đoạt. Đối tượng tác động là tài sản bị chiếm đoạt do chính người phạm tội quản lí. Dấu hiệu phạm tội: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, đánh tráo tài sản do mình quản lí thành tài sản cá nhân, làm mất đi 1 khối lượng tài sản nhất định của nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức mà người đó quản lí.

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có khái niệm: Hành vi cố ý dịch chuyển 1 cách trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của mình hoặc cho người khác mà mình quan tâm bằng thủ đoạn lạm dụng tín nhiệm có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng. Về chủ thể phạm tội là người đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Đối tượng tác động là tài sản bị chiếm đoạt do người khác quản lí, đó có thể là tài sản của Nhà nước. Về dấu hiệu phạm tội: Lợi dụng lòng tin của người khác để vay, mượn, thuê tài sản hoặc uy hiếp tinh thần chủ tài sản buộc họ giao tài sản. Sau đó, sử dụng thủ đoạn gian dối, bỏ trốn chiếm đoạt tài sản vào mục đích bất hợp pháp. 

PV

 

 

  • Từ khóa
30123

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu