Thứ 7, 27/04/2024 11:08:00 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Kinh tế 10:07, 24/06/2017 GMT+7

Đến năm 2020, tỷ lệ huy động vào ngân sách đạt 21% GDP

Thứ 7, 24/06/2017 | 10:07:00 90 lượt xem
BP - Chính phủ vừa có Nghị quyết số 51/NQ-CP ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18-11-2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững. Nghị quyết đã đề ra các mục tiêu như sau:

Phấn đấu hoàn thành thắng lợi mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể của nghị quyết đến năm 2020, bảo đảm cân đối ngân sách tích cực, giữ vững an ninh tài chính quốc gia. Cụ thể: Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân giai đoạn 2016-2020 khoảng 20-21% GDP; tổng thu ngân sách bằng khoảng 1,65 lần giai đoạn 2011-2015, trong đó thu nội địa chiếm khoảng 84-85%, thu dầu thô và thu xuất - nhập khẩu khoảng 14-16%; tỷ trọng thu ngân sách trung ương từ 60-65%. Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 bình quân khoảng 24-25% GDP. Trong tổng chi ngân sách nhà nước, chi đầu tư phát triển đạt khoảng 25-26%, chi thường xuyên dưới 64%, ưu tiên bảo đảm chi trả nợ, chi dự trữ quốc gia. Giảm dần tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước, đến năm 2020 không quá 3,5% GDP. Quy mô nợ công hằng năm trong giai đoạn 2016-2020 không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 55% GDP và nợ nước ngoài quốc gia không quá 50% GDP.

Để đạt được mục tiêu trên, nghị quyết đã đề ra giải pháp chủ yếu: Thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh cổ phần hóa, giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phần của Nhà nước trong phần lớn doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động trong các ngành, lĩnh vực mà khu vực ngoài nhà nước có thể đảm nhận, bao gồm các doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả; thoái toàn bộ vốn nhà nước khỏi các doanh nghiệp không thuộc ngành nghề nhà nước cần nắm giữ để sử dụng cho đầu tư phát triển và giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách. Áp dụng quản trị hiện đại đối với các doanh nghiệp nhà nước; minh bạch hóa hoạt động đầu tư kinh doanh của chủ sở hữu nhà nước; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực nhà nước, tăng cường trách nhiệm giải trình của người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp và hỗ trợ kinh tế tư nhân phát triển. Thúc đẩy các doanh nghiệp đã cổ phần thực hiện niêm yết và đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán nhằm minh bạch hóa thông tin.

Đẩy mạnh đổi mới khu vực dịch vụ sự nghiệp công trên cơ sở tăng cường giao quyền tự chủ trên các mặt tổ chức, biên chế, hoạt động và tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập; thúc đẩy xã hội hóa; cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập; phấn đấu đến năm 2020, thực hiện tính đúng, tính đủ chi phí vào giá dịch vụ công; đẩy mạnh thực hiện cơ chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ trong cung cấp dịch vụ sự nghiệp công; tạo môi trường bình đẳng trong cung cấp dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước; chuyển đổi phương thức nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng là người có công, đối tượng yếu thế, bảo đảm cho các đối tượng chính sách - xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ theo quy định ngày càng tốt hơn...

T.S

 

  • Từ khóa
41803

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu