Thứ 5, 09/05/2024 04:56:48 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Giữ trọn lời thề Đảng viên 11:08, 05/02/2024 GMT+7

Hai người lính - điều thiêng liêng và cao quý là đâu?

Hải Vân - Tất Cường - Thùy Linh - Minh Nhâm
Thứ 2, 05/02/2024 | 11:08:23 2,579 lượt xem
BPO - Trong những ngày qua, hình ảnh đẹp truyền cảm hứng về người chiến sĩ với bộ blouse màu trắng - thiếu úy Đỗ Phạm Nguyệt Thanh cùng cái tên được xướng lên dưới ánh đèn sân khấu lung linh, trong không khí trang nghiêm của buổi lễ vinh danh những công dân tiêu biểu tại TP. Hồ Chí Minh cùng những lẵng hoa, nụ cười rạng rỡ, vòng tay mến thương của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và chính quyền thành phố. Cùng thời điểm đó, tại Thủ đô Hà Nội của đất nước lại là một gam màu khắc khoải bởi những xót xa, tủi hổ không chỉ của bản thân mà còn là nỗi đau của gia đình, người thân, đồng chí, đồng đội, của Đảng với phiên tòa xét xử nhóm cựu sĩ quan là quân nhân của Học viện Quân y có liên quan tới đại án trong vụ án của Công ty Việt Á mà dư luận thời gian qua hết sức phẫn nộ và lên án với những bị cáo đứng trước ánh sáng của công lý lại là một cựu người lính khác Hồ Anh Sơn, cựu thượng tá, Phó Giám đốc Viện nghiên cứu Y - Dược học Quân sự và đồng bọn.

Cùng chung một thời điểm nhưng ở hai đầu của đất nước lại là hai bối cảnh, hoàn cảnh, khoảnh khắc trái ngược nhau, với những gam màu hoàn toàn khác biệt, thậm chí là trái ngược nhau để lại những cảm xúc buồn vui lẫn lộn cho người theo dõi các sự kiện này. Bởi lẽ, những con người ấy trong cuộc sống đời thường lý ra họ phải là những người có nhiều điểm tương đồng bởi họ là đồng chí của nhau khi cùng đứng trong hàng ngũ của Đảng, họ là đồng đội của nhau khi cùng là người lính, là đồng nghiệp của nhau khi đều mang trên mình bộ blouse màu trắng. Với logic thông thường ấy thì họ có thể sẽ cùng giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, trong công việc, ấy vậy mà họ lại không thể gặp nhau bởi mỗi người lại chọn cho mình một lối đi khác nhau trong cuộc sống… và tất yếu là một số phận khác nhau. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao hai con người ấy, có nhiều điểm chung tương đồng như thế nhưng họ lại có những ngã rẽ khác nhau của cuộc đời như vậy? Nguyên nhân do đâu? Và với chúng ta cần phải làm gì để tránh những lối rẽ nghịch cảnh đáng tiếc đó? Trong bài viết này, nhóm tác giả đi vào luận giải và trả lời cho những câu hỏi nêu trên.

Hành trình và khát vọng cống hiến, phụng sự của hai người lính

Ngược dòng thời gian trước khi phạm tội, chúng ta thấy cựu thượng tá Hồ Anh Sơn cũng như thiếu úy Đỗ Phạm Nguyệt Thanh có rất nhiều điểm tương đồng với nhau trên con đường khẳng định năng lực chuyên môn và phẩm giá của bản thân bởi ở họ cùng là đảng viên của Đảng, họ cùng là quân nhân với tên gọi bộ đội Cụ Hồ, họ cùng là người thầy thuốc gánh vác trọng trách chữa bệnh cứu người. Tất cả những con người ấy với hành trình và khát vọng cống hiến sức lực, tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, cho giai cấp, cho dân tộc và cho nhân dân Việt Nam. Để khẳng định mình, họ đã đọc vang những lời thề sắt son với lĩnh vực mà mình theo đuổi.

Khi là thầy thuốc mang trên mình màu áo trắng họ trang nghiêm đọc to những lời thề Hippocrates để chuẩn bị hành trang bước ra khỏi cổng trường, hành nghề thuốc phụng sự cứu người: xin thề, xin thề… Những lời thề này là những lời thề xương máu khi họ là các sinh viên y khoa được học, được đọc, được rèn luyện trong suốt quá trình học và họ sẽ tự nguyện làm theo những gì đã tuyên thệ trong buổi lễ tốt nghiệp.

Khi họ là quân nhân mang trên mình màu xanh áo lính, màu áo mà nhân dân ngày đêm lao động, góp công, góp của, chắt chiu củ sắn, củ khoai… để trang bị cho những người con trên tuyến đầu bảo vệ giang sơn, đất nước thì họ cũng đứng dưới lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc, họ cũng cúi mình trang nghiêm hô vang mười lời thề, mười hai điều kỷ luật của quân đội với những âm hưởng thật hào hùng mà họ đã từng hô vang:

“Chúng tôi, quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam, lấy danh dự người chiến sĩ cách mạng, xin thề dưới lá cờ vinh quang của Tổ quốc:

1. Hy sinh tất cả vì Tổ quốc Việt Nam; dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phấn đấu thực hiện một nước Việt Nam hòa bình, độc lập và xã hội chủ nghĩa, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

“Xin thề”

2. Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên; khi nhận bất cứ nhiệm vụ gì đều tận tâm, tận lực thi hành nhanh chóng và chính xác.

Xin thề, xin thề, xin thề…”1

Còn khi họ đứng trong hàng ngũ của Đảng, trước lá cờ vẻ vang của Đảng, lá cờ Tổ quốc, những con người ấy với sự cố gắng luyện rèn được đồng chí tin yêu, nhân dân tín nhiệm giới thiệu vào Đảng. Trong giờ phút linh thiêng và trang nghiêm họ cũng đọc những lời thề đảng viên (lời thề đọi máu): “Hôm nay, được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trước cờ Tổ quốc, cờ Đảng, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự chứng kiến của các đảng viên trong chi bộ, tôi xin thề:… Xin thề, xin thề, xin thề”2.

Ba lời thề đó có thể khác nhau bởi tính chất công việc, ở mỗi môi trường khác nhau, không gian khác nhau của từng bối cảnh, hoàn cảnh cụ thể của nó. Nhưng tất cả những lời thề ấy đều thể hiện khát vọng cống hiến của cựu thượng tá Hồ Anh Sơn hay của thiếu úy Đỗ Phạm Nguyệt Thanh, khi lúc đó trong họ bên cạnh tính chất công việc thì đều hướng tới là phụng sự lý tưởng cao đẹp, khát vọng phấn đấu, là sự hy sinh cho những điều cao quý mà họ hướng tới và lớn lao hơn tất cả là phụng sự cho con người, cho dân tộc và nhân loại.

Như một lẽ tất nhiên, những ai đóng góp, hy sinh cho Tổ quốc, cho nhân dân thì đất nước, nhân dân luôn ghi nhận và suy tôn những con người đó. Và hai con người Hồ Anh Sơn hay thiếu úy Đỗ Phạm Nguyệt Thanh đều không phải là những ngoại lệ; khi họ đã có được tất cả những gì thiêng liêng, cao quý nhất trong công tác và trong cuộc sống. Những đóng góp của họ luôn là niềm tự hào của người thân trong gia đình, của quê hương, đồng chí, đồng đội… Và hành trình của hai con người đó giống nhau là sự thể hiện khát vọng của bản thân hướng tới những gì đẹp nhất, tươi sáng nhất cho bản thân và cho xã hội. Đó là những khát vọng chân - thiện - mỹ mà người Việt luôn hướng tới trong cuộc sống.

Thiếu úy Ðỗ Phạm Nguyệt Thanh - Ảnh: Thanh Nam, Báo Thanh niên

Phiên tòa xét xử cựu thượng tá Hồ Anh Sơn  -  Ảnh: Danh Trọng, Báo Tuổi trẻ

Hai người lính và những lối rẽ cuộc đời

Cuộc sống luôn là vậy, con người ngay từ khi sinh ra đã phải đối mặt với những thách thức, khó khăn trong cuộc sống. Trong điều kiện bình thường, mỗi người sẽ tự tìm cho mình những lối đi riêng phù hợp nhất với năng lực, sở trường của bản thân. Và ở đây hai con người là Hồ Anh Sơn và Đỗ Phạm Nguyệt Thanh cũng là những logic tất yếu đó.

Trước tiên nói về cựu thượng tá Hồ Anh Sơn, trước khi phạm tội, bị cáo cũng là một lãnh đạo của đơn vị, năng nổ trong công tác, đã từng chiếm được cảm tình của quần chúng, đồng chí, đồng đội, của cấp trên hay nói đúng hơn là có được niềm tin của nhân dân dành cho cá nhân ông. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là tại sao một con người như vậy lại có thể gục ngã trước con vi rút mang tên Việt Á hay phải chăng con vi rút này có sức mạnh siêu nhiên đến thế? Trả lời cho câu hỏi này chỉ có thể nói rằng nguyên nhân sâu xa để “đồng chí” Hồ Anh Sơn trở thành “phạm nhân” Hồ Anh Sơn chính là sự tha hóa, suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, sự thiếu tu dưỡng rèn luyện đạo đức cách mạng của người đảng viên, những điều mà Đảng đã chỉ ra và thường xuyên lên án cũng như kiên quyết loại bỏ trong hàng ngũ của Đảng: đó là sự bội ước với những lời tuyên thệ thiêng liêng của Hồ Anh Sơn trước khi đứng vào hàng ngũ của Đảng.

(Còn nữa)

1. https://luatminhkhue.vn/10-loi-the-12-dieu-ky-luat-cua-quan-doi-cong-an-co-noi-dung-y-nghia-gi.aspx

2. Lời tuyên thệ đảng viên mới: Lời thề trước cờ Đảng

  • Từ khóa
188746

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu