Thứ 5, 09/05/2024 14:02:23 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

HIẾN PHÁP NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM 10:59, 21/08/2013 GMT+7

Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân

Thứ 4, 21/08/2013 | 10:59:00 90 lượt xem

Trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã dành trọn Chương VIII, với 8 điều từ Điều 107 đến Điều 114 để hiến định về Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Về cơ bản tôi hoàn toàn nhất trí với những sửa đổi, bổ sung các quy định về Tòa án tối cao, Viện kiểm sát tối cao.

Lý do là nội dung của những điều ở chương này đã thể chế hóa các chủ trương, quan điểm của Đảng về đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước và cải cách tư pháp. Trong đó có việc khẳng định Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện quyền tư pháp. Đồng thời bổ sung và khẳng định nhiệm vụ quan trọng của Tòa án nhân dân là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, để tạo cơ sở cho việc cụ thể hóa quy định của Hiến pháp vào các luật chuyên ngành và các pháp lệnh có liên quan đến tổ chức các hoạt động của Tòa án, tôi xin đề nghị bổ sung một số nội dung cụ thể như sau:

Thứ nhất, tại Khoản 1, Điều 110 (sửa đổi, bổ sung Điều 128, Điều 135) có nội dung như sau: 1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu. Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Việc bổ nhiệm, nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án khác do luật định. Theo tôi, nội dung: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu ở đầu của Khoản 1 cần được bỏ, vì quy định như trên là thừa. Lý do là vấn đề này đã được quy định rất rõ tại Khoản 7 Điều 75 của dự thảo đã quy định rõ là Quốc hội có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 7. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các phó chủ tịch Quốc hội, các ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, các chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng kiểm toán Nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, danh sách thành viên Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử quốc gia;

Tương tự như trên, tại Khoản 1, Điều 113 trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung các điều 138, 139, 140) có quy định như sau: 1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Việc bổ nhiệm, nhiệm kỳ của Viện trưởng các Viện kiểm sát khác do luật định. Tôi đề nghị ở khoản trên cần được bỏ nội dung: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, vì vấn đề này đã được đề cập trước đó ở Khoản 7, Điều 75 quy định về nhiệm vụ vá quyền hạn của Quốc hội.

Như vậy, Khoản 1, Điều 110 được viết như sau: 1. Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Việc bổ nhiệm, nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án khác do luật định. Đồng thời, Khoản 1, Điều 113 cũng được viết lại như sau: 1. Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Việc bổ nhiệm, nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án khác do luật định.

Tại Khoản 1 Điều 107 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung Điều 126 và Điều 127) có ghi: 1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các tòa án khác do luật định. Theo tôi thì quy định như trên là quá chung chung, thiếu cụ thể và không rõ ràng, nên khó thực thi và dễ gây hiểu sai, hiểu không đúng ở chỗ: “Tòa án khác” là tòa án nào, tên là gì… cần phải được hiến định rõ ràng và cụ thể, vì đây là hiến pháp.

Hơn nữa, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2-6-2005 của Bộ Chính trị khóa X về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã nêu rõ là tòa án được chia thành 4 cấp như sau: …Tổ chức hệ thống tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: tòa án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; tòa án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; tòa thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm. Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Việc thành lập tòa chuyên trách phải căn cứ vào thực tế xét xử của từng cấp tòa án, từng khu vực…

Từ quan điểm trên, tôi đề nghị trong Dự thảo cần làm rõ chế định về “Tòa án khác”. Đồng thời, trong dự thảo cũng cần quy định cụ thể về cơ chế việc quản lý, bầu, miễn nhiệm thẩm phán và hội thẩm nhân dân làm cơ sở cho việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và triển khai thực hiện chế độ đề án Tòa sơ thẩm khu vực theo nghị quyết của Trung ương.

Như Nhất

  • Từ khóa
108241

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu