Thứ 2, 20/05/2024 11:37:03 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

HIẾN PHÁP NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM 08:49, 04/03/2013 GMT+7

Cần tránh sự trùng lặp nội dung giữa các điều

Thứ 2, 04/03/2013 | 08:49:00 55 lượt xem

Góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là nhiệm vụ của mọi người dân trong xã hội đối với Tổ quốc, nhằm góp phần làm cho nước nhà ngày càng hưng thịnh, đất nước có một Hiến pháp dân chủ, phù hợp, tiên tiến. Là công dân, tôi tự thấy mình có bổn phận nghiên cứu tham gia một vài ý kiến vào dự thảo.

Qua nghiên cứu dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 các nhà biên soạn đã rất công phu đầu tư chu đáo vào nội dung hiến pháp, được nhân dân đồng tình và đánh giá rất cao. Tuy nhiên đâu đó vẫn còn một số nội dung trong một số điều khoản còn chưa phù hợp, trùng lặp cần nên điều chỉnh thì Hiến pháp sẽ có giá trị thực tế cao hơn.

Bỏ điều 46 (mới) nhưng nội dung không bị mất.

Điều 46 (mới) có hai khoản:

1-     mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành.

2-     mọi người có nghĩa vụ bảo vệ môi trường  

Theo tôi hai khoản của điều nầy nó có sự trùng lặp với nội dung của các Điều 21, và Điều 68 (mới). Ở Khoản 1 của Điều 46 thì vừa trùng với điều 21 vừa làm cho suy luận nhiều chiều, không thống nhất. Như vậy môi trường không trong lành thì mọi người không có quyền được sống. Ở Khoản 2 chỉ cần thay cụm từ của mọi người vào phần cuối khoản 1 Điều 68 (mới) là đầy đủ ý nghĩa. Khoản 1 Điều 68 có ghi: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, xã hội và là nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân. Theo tôi viết lại: bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, xã hội và là nghĩa vụ của mọi người. Qua phân tích trên thì Điều 46 thừa nên bỏ và nội dung ý nghĩa của nó vẫn không bị mất.

Điều 58 (sửa đổi bổ sung điều 18)

Ở Khoản 3 của Điều 58: Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng có bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Từ thực tế của địa phương việc thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua tạo nên sự bất đồng giữa nhân dân (người có đất bị thu hồi) với chính quyền địa phương dẫn đến tình trạng khiếu kiện đông người, kéo dài, vượt cấp. Một số chính sách giải quyết cho nhân dân bị thu hồi đất không kịp thời gây mất an ninh trật tự. Theo tôi nên bổ sung sau từ “lợi ích công cộng” nhằm bảo đảm quyền lợi của người dân: Thu hồi đất nhằm phát triển kinh tế - xã hội thì việc bồi thường phải được thỏa thuận và phù hợp với giá thực tế của thị trường. Viết lại: Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng có bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Thu hồi đất nhằm phát triển kinh tế - xã hội thì việc bồi thường phải được thỏa thuận và phù hợp với giá thực tế của thị trường.

Điều 106: Chủ tịch ủy ban trung ương MTTQVN và người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội được mời tham dự phiên họp của chính phủ khi bàn các vấn đề có liên quan. Theo cá nhân tôi nên bỏ cụm từ khi bàn các vấn đề có liên quan. Và được viết lại như sau: Chủ tịch ủy ban trung ương MTTQVN và người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội được mời tham dự phiên họp của chính phủ. Bởi lẽ để xác định vấn đề nào có liên quan và vấn đề nào không có liên quan trong công tác thì nay vẫn chưa xác định được rõ ràng, cụ thể mà chỉ theo cảm nghĩ. Hơn nữa hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội là hoạt động nhân dân còn thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội. Nên tôi nghĩ các hoạt động của chính phủ đều có liên quan đến MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, để vừa nắm bắt nội dung tuyên truyền cho nhân dân đồng thời thực hiện chức năng giám sát hoạt động của chính phủ nữa.

Ngọc Ba
MTTQ Bù Đăng

  • Từ khóa
108181

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu