Thứ 2, 20/05/2024 13:51:57 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

HIẾN PHÁP NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM 09:19, 10/02/2013 GMT+7

Quyền con người phải được tôn trọng tuyệt đối

Chủ nhật, 10/02/2013 | 09:19:00 456 lượt xem

Góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã và đang được toàn dân tích cực tham gia và là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn xã hội. Tôi đã được xem khá kỹ bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. So với Hiến pháp năm 1992 thì bản Dự thảo sửa đổi có rất nhiều điểm mới nổi bật đáng quan tâm. Đối với tôi (và có lẽ nhiều người) cảm nhận được trong Hiến pháp mới (nếu được thông qua) quyền con người trong xã hội ta đã được nâng lên với những “quyền” tuyệt đối và “nghĩa vụ” hết sức rõ ràng.

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp dành riêng một chương (Chương II), với 38 điều (từ Điều 15 đến Điều 52) để quy định về “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Trong 38 điều thì đã có 5 điều mới hoàn toàn, đó là Điều 16, 21, 44, 45 và Điều 46. Rõ ràng là vấn đề con người và quyền con người đã được đặc biệt coi trọng ngay trong Hiến pháp của Nhà nước ta. Xã hội càng phát triển thì cũng nảy sinh không ít những hiện tượng con người coi thường nhau, một số kẻ ngang nhiên xâm hại đời sống và tự do của người khác. Lại có những hiện tượng sau khi bị pháp luật xử lý, kẻ phạm tội quay lại trả thù bị hại... Vì vậy, pháp luật càng nghiêm minh, chặt chẽ thì sẽ hạn chế được tối đa những biểu hiện coi thường quyền sống của người khác. Từ những phân tích trên, tôi xin được góp một vài ý kiến như sau:

Tại Khoản 1, Điều 16 (mới): “Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác”. Quy định như vậy xem ra chưa chắc chắn. Theo tôi cần thêm chữ “phải” trước chữ “có” mới mang tính bắt buộc cao. Tức là: “Mọi người phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác”. Điều 21 (mới) chỉ có 5 chữ là “Mọi người có quyền sống”. Theo tôi, quyền sống của con người luôn đi đôi với những quyền mơ ước được sống hạnh phúc, sung sướng, đủ đầy. Vì vậy, cần thêm vào điều này cụm từ “và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Tức là: “Mọi người có quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Điểm đặc biệt trong Chương II của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp là hai khái niệm từ được dùng hầu hết trong các điều mà có lẽ sẽ có người hiểu nhầm. Đó là cụm từ “mọi người” và “công dân”. Vì vậy, cần phải có thêm việc giải thích từ ngữ để ai cũng có thể hiểu được “công dân” khác với “mọi người” chỗ nào; và khi nào thì dùng từ “mọi người”, khi nào là “công dân”.

Trên đây là một vài ý kiến nhỏ xin được góp ý vào bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của cá nhân tôi.

        Thế Nhàn (xã Tiến Thành, TX. Đồng Xoài)

  • Từ khóa
108173

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu