Thứ 2, 20/05/2024 18:13:13 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Nhà nông làm giàu cùng An Nông 13:06, 03/05/2019 GMT+7

Điểm chung của những ngôi chùa ở Trường Sa

Thứ 6, 03/05/2019 | 13:06:00 298 lượt xem
BP - Dọc theo chiều dài của đất nước, từ miền xuôi đến miền ngược, từ thành thị đến vùng nông thôn, hay trên những hòn đảo giữa biển khơi, nơi đâu có cư dân sinh sống thì ở nơi đó có chùa.

Trên quần đảo Trường Sa của Tổ quốc, từ đảo Đá Tây đến xã đảo Sinh Tồn, Song Tử Tây, thị trấn Trường Sa, đảo Nam Yết, đảo Sơn Ca đều có những ngôi chùa. Không chỉ là điểm tựa tinh thần của ngư dân trong những chuyến đánh bắt xa khơi, cũng như quân và dân trên đảo, những ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa còn khẳng định chủ quyền đối với vùng trời, vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Trong chuyến tháp tùng đoàn công tác của tỉnh Bình Phước cùng các tỉnh An Giang, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Khánh Hòa, Tây Ninh ra tham quan các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, phóng viên Báo Bình Phước đã ghi lại một số hình ảnh về điểm chung của những ngôi chùa được xây dựng tại đây.

Chùa Sinh Tồn nằm trên đảo cùng tên. Chùa tuy nhỏ nhưng kiến trúc đậm nét truyền thống và có sân, vườn được trồng nhiều hoa cảnh.

Tam quan chùa Song Tử Tây được xây dựng khá uy nghi, với mái đao cong và làm bằng gỗ quý, có khả năng chống chọi với bão gió và nước biển. Trong ảnh: Khách tham quan chùa chụp hình lưu niệm trước tam quan.

Chính điện của chùa Trường Sa Lớn, chùa Song Tử Tây có pho tượng được làm bằng đá trắng gọi là Phật ngọc. Đây là tượng Phật ngọc Thích Ca Mâu Ni. Tượng Phật ngọc do Liên đoàn Phật giáo thế giới tặng nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại chùa Vàng Shwedagon, thủ đô Yangon, trong chuyến thăm chính thức nước Myanmar. Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tặng pho tượng này cho chùa Trường Sa Lớn và chùa Song Tử Tây. Trong ảnh: Tượng Phật ngọc Thích Ca Mâu Ni tại chùa Trường Sa Lớn.

Mỗi lần ra thăm quần đảo Trường Sa, các đoàn công tác đều đến thăm và tặng quà các chùa. Trong ảnh: Đại diện Sở Nội vụ tỉnh Khánh Hòa tặng quà chùa Trường Sa Lớn.

Tại các ngôi chùa ở Trường Sa đều có đại hồng chung (chuông lớn). Trong ảnh là đại hồng chung ở chùa Song Tử Tây. Người đánh chuông là đồng chí Nguyễn Quang Toản, khi đó là Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh, Trưởng đoàn công tác tỉnh Bình Phước ra tham quan huyện đảo Trường Sa.

Ở các ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa đều có ban thờ các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển của Tổ quốc ở Trường Sa. Trong ảnh: Ban thờ 64 liệt sĩ hy sinh tại đảo Gạc Ma ngày 14-3-1988, tại chùa Sinh Tồn.

T.H

  • Từ khóa
111391

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu