Thứ 7, 11/05/2024 04:23:27 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Góc nhìn thẳng 08:33, 04/11/2023 GMT+7

“Danh chính ngôn thuận”

Nhật Minh
Thứ 7, 04/11/2023 | 08:33:02 1,951 lượt xem
BPO - Đó là cụm từ viết hoặc nói tắt của câu thành ngữ tiếng Việt “danh có chính, ngôn mới thuận”. Trong cuốn từ điển “Thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” do nhóm tác giả Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào biên soạn, Nhà xuất bản Văn hóa phát hành quý 1/2000, đã định nghĩa về câu thành ngữ này như sau: Được thừa nhận có đủ tư cách đứng ra giải quyết công việc hoặc nhận một trọng trách nào đấy. Tuy nhiên, suy rộng ra thì câu thành ngữ này còn có cách hiểu nôm na rằng: Một người bất kể là ai nhưng khi có được danh hiệu do một tổ chức chính thống nào đó thừa nhận thì tiếng nói mới dễ được người ta tôn trọng, tin và nghe theo. Nếu trái với thông lệ này có thể sẽ bị người đời xem thường và cho là “không đủ tư cách phát ngôn”. Và một đám ô hợp lưu vong trong tổ chức khủng bố Việt Tân là những kẻ như vậy.

Từ xưa tới nay, tổ chức khủng bố Việt Tân chuyên lấy cớ “góp ý xây dựng” bằng những lời lẽ xuyên tạc, đổi trắng thay đen hoặc sặc mùi kích động và đả phá cá nhân, chống phá đất nước nhằm thực hiện âm mưu đen tối của chúng. Có kẻ chỉ biết núp trong bóng tối rồi chửi đổng ra ngoài vì chính cái sự “danh không chính” ấy nên “ngôn không thuận” thì sẽ chẳng một ai nghe. Và dù biết là vậy nhưng những kẻ “ăn tàn” thì buộc phải “theo đóm” để kéo dài cuộc sống nơi đất khách. Minh chứng cho việc này là ngày 28-9-2023, trên trang facebook của Việt Tân có phát tán bài viết “Quan điểm của đảng Việt Tân: Việt Nam cần phải loại trừ ngay hình phạt tử hình”. Đây là việc làm vô cùng trơ trẽn và kệch cỡm đến tận cùng của sự bỉ ổi. Vì, mang danh là “Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng” nhưng lại sống lưu vong ở trời tây và chẳng một ai thừa nhận nhưng lại dám to tiếng bàn đến công việc nội bộ của một quốc gia có chủ quyền. 

Chưa hết, nội dung bài viết này còn có đoạn đưa ra nhận xét với tư duy hết sức mơ hồ của một kẻ thiếu hiểu biết. Cụ thể, trong bài viết nêu trên có đoạn: “Xu hướng chung của các nước trên thế giới là loại bỏ hình phạt tử hình, vì đây là hành động tàn ác và đi ngược lại giá trị nhân đạo… Quan điểm của đảng Việt Tân là cần xóa bỏ án tử hình ngay lập tức tại Việt Nam bởi quyền được sống là thiêng liêng, việc bãi bỏ án tử hình là cần thiết để hướng tới tiến bộ, văn minh và sự phát triển của quyền con người. Tôn trọng mạng sống đã được ghi nhận tại Điều 3 Tuyên ngôn thế giới năm 1948 về quyền con người. Theo đó, quyền sống là quyền đầu tiên và cơ bản nhất. Xét về tính nhân đạo, duy trì hình phạt tử hình chính là đang kéo dài vòng lặp bạo lực vô nghĩa, loại bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình ra khỏi đời sống xã hội là một xu hướng văn minh tất yếu…”.

Cũng với luận điệu ngớ ngẩn nêu trên, Việt Tân tiếp tục suy diễn và chụp mũ: “Tại Việt Nam không có hệ thống Tòa án độc lập, phán quyết Tòa án thường dựa trên những chứng cứ do cơ quan điều tra cung cấp. Trong khi lực lượng công an Việt Nam có truyền thống tra tấn và bức cung các nghi phạm để lập thành tích”. Rồi từ những nhận định phi lý, vô căn cứ và xuyên tạc này, Việt Tân đã quy chụp: “Thực trạng này khiến tỷ lệ oan sai tại Việt Nam hiện nay không phải là ít”. Thử hỏi “không phải là ít”, thì con số cụ thể là bao nhiêu? Đến đây thì “cái đuôi” thù địch, phản động của một tổ chức khủng bố đã lòi ra. Đó là công cụ đắc lực của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam thời kỳ hậu chiến, là tên lính xung kích của kiểu “chiến tranh phá hoại nhiều mặt” và “diễn biến hòa bình” nhằm vào Việt Nam.

Trước hết phải nói rõ rằng, Việt Tân chỉ là một cái ổ rách đã sặc mùi xú uế lại chứa đựng những kẻ chuyên sống bằng nghề vừa khóc vừa chửi thuê và chém mướn để kiếm miếng ăn. Với những kẻ mà quê hương ruồng bỏ, giống nòi khinh thì làm gì có tư cách để đưa ra cái gọi là ý kiến “cần xóa bỏ án tử hình ngay lập tức tại Việt Nam” - quả là trơ trẽn và lố bịch hết chỗ nói. Bởi lẽ, tại Điều 40 Bộ luật Hình sự đã quy định rõ: Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác. Như vậy, tử hình là giải pháp ngăn cản tội ác hữu hiệu nhất. Và mục đích của hình phạt này không chỉ để trừng trị kẻ phạm tội ác nghiêm trọng mà còn là sự cảnh cáo nghiêm khắc nhất với những kẻ có ý định phạm tội, qua đó hạn chế những tội ác tương tự tái diễn. 

Thực tiễn tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới cho thấy việc duy trì hình phạt tử hình là một biện pháp cần thiết để trừng trị, răn đe và phòng ngừa các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, hình phạt tử hình không áp dụng đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử hoặc người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn. Những trường hợp nêu trên hoặc người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân. Quy định này đã thể hiện đậm nét tính nhân văn, đồng thời đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và hội nhập quốc tế. 

Trong khi đó, hiện trên thế giới còn rất nhiều quốc gia duy trì án tử hình. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, trong số 62 quốc gia nằm ở nhóm rất cao trong thang đo Chỉ số phát triển con người thì có tới 11 quốc gia vẫn duy trì hình phạt tử hình, đó là Singapore, Nhật Bản, UAE, Ả Rập Saudi, Bahrain, Oman… Và điều đáng nói trong số này có Hoa Kỳ - quốc gia tự phong cho mình là thiên đường của tự do, dân chủ, nhân quyền. Năm 1972, Tòa án Tối cao Mỹ đã bãi bỏ quy định áp dụng án tử hình. Nhưng 4 năm sau, ở một số tiểu bang của nước này lại cho phép áp dụng trở lại hình phạt này. Đến cuối những năm 1980, vì tội phạm giết người ở Mỹ liên tục tăng đột biến nên tất cả tiểu bang đều được phép kết án tử hình. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, ở Mỹ đã có hơn 24.000 người chết oan do bạo lực súng đạn.

Để kết thúc bài viết này, có lời khuyên gửi đến Việt Tân rằng, công việc nội bộ của Việt Nam thì nhân dân Việt Nam sẽ tự quyết. Vì một khi danh không chính thì ngôn không thuận, nên đừng núp trong bóng tối rồi phun ra nọc độc. Nếu có “lòng” thì hãy lớn tiếng “khuyên” nước Mỹ bỏ án tử hình và có giải pháp hữu hiệu để hạn chế số người chết oan vì những vụ xả súng giết người hàng loạt.

  • Từ khóa
181344

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu