Thứ 2, 20/05/2024 20:54:47 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Góc nhìn thẳng 16:26, 03/03/2022 GMT+7

Thiểu năng đi lùi

Đỗ Thành
Thứ 5, 03/03/2022 | 16:26:22 536 lượt xem
BPO - Tịch điền là lễ hội có từ lâu đời tại tỉnh Hà Nam. Lễ hội này thể hiện lòng biết ơn các bậc tiền nhân trong việc khai hoang, mở mang ruộng đồng, đề cao quan niệm lấy nông nghiệp làm căn bản, coi nông nghiệp là nền tảng ổn định đất nước và xã hội. Đây là lễ hội có giá trị nhân văn cao, mang ý nghĩa sâu sắc của việc mở mang nông nghiệp, là nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

Tại xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự và thực hiện nghi lễ. Lợi dụng sự kiện này, các trang mạng phản động, trong đó có Việt Tân đã đăng tải hình ảnh lễ hội cùng những luận điệu xuyên tạc mà đọc qua mọi người đều có chung cảm nhận, đánh giá là “phường não ngắn”. Cụ thể, Việt Tân so sánh hình ảnh Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu lái máy cày năm 1970 và hình ảnh Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc xuống đồng đi cày cùng bà con nông dân. Từ sự so sánh có phần thiểu năng đó, chúng cho rằng: “văn minh đi lùi, nghi lễ thể hiện sự lạc hậu lâu đời của nông nghiệp Việt Nam”. 

Từ những bài viết của Việt Tân, thực hiện chiến thuật “… sủa theo bầy”, các trang mạng phản động khác như RFA, VOA… đều đồng thanh lu loa, bôi nhọ nền nông nghiệp Việt Nam. Chúng xuyên tạc: “Con trâu đi trước cái cày theo sau, thế giới đã bước vào giai đoạn phát triển 4.0, nhưng nền nông nghiệp Việt Nam vẫn cứ như lạc lõng ở thế kỷ XIX”; con trâu được vẽ hình cọp lên thân thì chúng cho là “nhố nhăng, đúng lý ra trâu được chọn làm lễ phải đen bóng, đẹp, khỏe mạnh…”. Những lời lẽ xuyên tạc nêu trên là một sự đánh tráo khái niệm rất thô thiển. Thực chất, ẩn sau những luận điệu đó là âm mưu kích động chống phá có chủ đích của các thế lực thù địch, phản động.

Thực tế, quay về mùa xuân năm Đinh Hợi 987, vua Lê Đại Hành cùng bá quan văn võ trực tiếp cày ruộng tại xã Đọi Sơn với mong muốn nhân dân tích cực trong lao động, sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống. Từ đó, lễ Tịch điền ra đời và được coi như Quốc lễ, là lễ hội xuống đồng lớn nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ, mở đầu cho một mùa vụ mới, trở thành nét sinh hoạt văn hóa quan trọng, một di sản văn hóa tinh thần mà các thế hệ người Việt Nam kế thừa, phát huy. Đã là lễ hội truyền thống dân gian thì phải giữ được bản sắc văn hóa dân gian xưa. Con trâu được vẽ lên thân vốn là phong tục của lễ hội. Theo đó, trước khi diễn ra lễ Tịch điền, một cuộc thi vẽ được diễn ra, con trâu nào được trang trí đẹp nhất sẽ được đưa vào lễ hội đi cày. 

Với người dân Việt Nam thì con trâu luôn là con vật thân thiết, gần gũi, gắn với nền nông nghiệp, là hình ảnh thân quen của làng quê. Việc sử dụng trâu trong lễ hội cũng không đồng nghĩa với hiện nay nền nông nghiệp Việt Nam mãi mãi chỉ dựa vào sức trâu. Ngành nông nghiệp nước ta hiện nay áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào các khâu trong quá trình sản xuất, tỷ lệ cơ giới hóa trong làm đất khoảng 90%, thu hoạch khoảng 85%. Thành tựu cơ giới hóa trong nông nghiệp là thế, nhưng trong lễ hội như lễ Tịch điền thì không thể dùng máy cày thay trâu được, đó là nét văn hóa vô cùng độc đáo Việt Nam còn lưu giữ được. 

Trong lễ Tịch điền năm nay, phần lễ có sự tham gia của Chủ tịch nước xuống ruộng đi cày cùng bà con nông dân. Hình ảnh trâu hóa hổ nhằm mục đích cầu chúc một năm mới Nhâm Dần mưa thuận gió hòa, một năm bội thu cho ngành nông nghiệp. Đã “không biết thì dựa cột mà nghe”, đó là câu thành ngữ dùng cho tác giả các bài xuyên tạc này. Trước khi viết gì, làm gì, so sánh gì thì hãy tìm hiểu kỹ văn hóa của người Việt. Khi bình luận hình ảnh đi cày với con trâu được vẽ vằn hổ cho thấy việc “cố đấm ăn xôi” của các đối tượng chống phá xuyên tạc. Chúng cố tình dùng những sự kiện mập mờ, thiếu thông tin, cắt xén, lắp ghép để đưa ra nhận định, bình luận phục vụ mưu đồ xấu xa. Với góc nhìn phiến diện, thiếu hiểu biết về lễ Tịch điền càng khẳng định hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động không từ bất kỳ thủ đoạn nào. Những luận điệu xuyên tạc đó vẫn chỉ là các chiêu bài quen thuộc, nó không những không làm cho các giá trị văn hóa cao đẹp giảm đi mà còn làm cho chúng ta thêm tự hào về truyền thống dân tộc, tự hào về những thành tựu, nỗ lực vươn lên của nền nông nghiệp Việt Nam. 

Cụ thể, nông nghiệp Việt Nam có tốc độ phát triển, tăng trưởng theo cấp số nhân trong khoảng thời gian 10 năm, từ năm 1990-2000. Con số tăng trưởng trung bình hằng năm 3,5% của ngành nông nghiệp Việt Nam đạt được trong hơn 30 năm đổi mới là mức cao tại khu vực châu Á. Con số về kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp qua các năm đều cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc: Năm 1986 chỉ có 486,2 triệu USD thì đến năm 2000 con số này đã tăng lên 4,2 tỷ USD và năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD. Thặng dư thương mại đạt 9,5-10 tỷ USD, trong đó có 10 mặt hàng nông sản kim ngạch xuất khẩu đạt từ 1 tỷ USD trở lên. 

Nhìn vào những con số đó đủ để nói lên sự tăng tốc thần kỳ của ngành nông nghiệp Việt Nam. Hình ảnh vị Chủ tịch nước khoác trên người bộ trang phục bác nông dân xuống ruộng cày chính là đại diện cho một nét đẹp văn hóa của dân tộc ta từ bao đời nay. Hình ảnh đó không thể lấy ra để rồi so sánh với sự lai căng, mất gốc kiểu kệch cỡm, dị hợm của Nguyễn Văn Thiệu mặc com lê ngồi trên máy cày. Sự tiến hóa của văn minh chính là chấp nhận những cái mới, tốt đẹp, có chọn lọc và giữ gìn truyền thống dân tộc. Bởi vậy, chỉ có những kẻ không muốn đất nước phát triển, không muốn nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc mới cho rằng văn minh đất nước đang đi lùi. 

Đất nước phát triển, việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp là tất yếu. Tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới, đó vừa là mục tiêu vừa là khát vọng của ngành nông nghiệp nước nhà. Bản chất của các thế lực chống phá không bao giờ thay đổi, chúng luôn muốn đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc bằng cách xuyên tạc, nói xấu lễ hội, bôi nhọ nền văn hóa Việt Nam. “Văn minh đi lùi” chỉ được nghĩ ra, được thốt lên bởi những kẻ “thiểu năng đi lùi”. Việt Nam là nước phát triển dựa trên nền nông nghiệp lúa nước nên việc lưu giữ những giá trị văn hóa, lễ hội lúa nước như lễ Tịch điền là việc làm rất bình thường.

  • Từ khóa
137906

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu