Thứ 7, 27/04/2024 00:34:06 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Thế giới 09:56, 16/08/2017 GMT+7

Thời đại nguyên tử

Thứ 4, 16/08/2017 | 09:56:00 2,120 lượt xem
BP - Ngày 6-8-1945, Mỹ đã thả một quả bom nguyên tử có sức công phá tương đương 20 vạn tấn thuốc nổ TNT xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản). Quả bom này đã phá hủy hơn 60% công trình kiến trúc, gần 100 ngàn người bị thiệt mạng. Ngày 9-8-1945, quả bom nguyên tử thứ hai được Mỹ thả xuống Nagasaki, cả thành phố này rơi vào cõi chết. Việc Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản đã báo hiệu nhân loại bước vào thời đại nguyên tử.

Năm 1895, nhà vật lý người Đức Roentgen tình cờ phát hiện ra tia phóng xạ mà mắt thường không quan sát được. Vì không rõ nguồn gốc nên Roentgen đặt tên là “tia X”, giới khoa học định danh là “tia rơn-ghen”. Năm sau, một nhà khoa học người Pháp phát hiện trong khoáng Uranium (U) có phát ra một tia gì đó nên viết thành bài báo. Sau khi đọc được bài báo, vợ chồng nhà khoa học Curie bắt đầu nghiên cứu tia bí ẩn này. Tháng 7-1898, vợ chồng Curie phát hiện ra tính chất phóng xạ của Uranium, Thorium (Th) và các nguyên tố mới có khả năng phóng xạ mạnh hơn chất U, Th nên họ đặt tên là Polonium. Cuối năm 1898, vợ chồng nhà khoa học Curie lại phát hiện trong khoáng U có thêm một nguyên tố giống nó và gọi tên là Radium. Sau khi công bố có nguyên tố Radium trong khoáng U, các nhà khoa học trên thế giới bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về nguyên tử vô cùng nhỏ bé này. Năm 1934, một nhà khoa học người Ý đã dùng hạt Neutron làm đạn để bắn Uranium. Kết quả, nhân nguyên tử U bị tách làm đôi, hiện tượng này được nhà vật lý người Đan Mạch gọi là “phân hạch”. Khi nguyên tử phân hạch sẽ phóng ra một năng lượng vô cùng to lớn. Năm 1939, chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, nhiều nhà khoa học ở châu Âu bỏ trốn sang Mỹ. Lúc này, tại Đức có một số nhà khoa học đang dùng Neutron bắn phá Uranium để chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Tại Mỹ, năm 1943, nhà khoa học Oppenheimer cùng cộng sự chế tạo thành công quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới. Ngày 16-7-1945, tại bang New Mexico, Chính phủ Mỹ cho nổ thử thành công quả bom nguyên tử này.

Từ năm 1950, nhiều nước đã ứng dụng năng lượng nguyên tử từ quá trình phân hạch để phục vụ mục đích hòa bình. Nhiều nhà máy điện hạt nhân được xây dựng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế. Chất phóng xạ, đồng vị phóng xạ đã giúp ngành y có những bước phát triển vượt bậc trong chẩn đoán bệnh, sát trùng dụng cụ y tế... Tuy nhiên, mặt trái của năng lượng nguyên tử là những cuộc chạy đua vũ trang đã và đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình thế giới.                               

T.Phong

  • Từ khóa
66520

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu