Thứ 6, 26/04/2024 20:41:19 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Chính trị 14:55, 19/06/2017 GMT+7

Để công tác tuyên truyền điển hình tiên tiến đạt hiệu quả

Thứ 2, 19/06/2017 | 14:55:00 3,395 lượt xem
BPO - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 140/KH-UBND về việc “Tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước, các điển hình tiên tiến, mô hình mới, nhân tố mới năm 2017” để thực hiện Chỉ thị 34/CT-TW ngày 7-4-2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”.

Nội dung tuyên truyền là về tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng. Các phong trào thi đua do UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và địa phương phát động; kết quả của phong trào, tác động của phong trào thi đua trong thực  hiện nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cơ quan, đơn vị, địa phương. Các gương điển hình tiên tiến tiêu biểu trên các lĩnh vực được công nhận theo đề án phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các mô hình tiêu biểu và điển hình tiên tiến xuất sắc giai đoạn 2016-2020 và chủ yếu tập trung các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, xây dựng nông thôn mới, hộ gia đình sản xuất giỏi, gương người tốt, việc tốt, dạy tốt, học tốt, các gương sáng về y đức, nhân sĩ, trí thức, nhà khoa học, xây dựng đảng, đoàn thể, điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trong phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”, phong trào “Thi đua quyết thắng”, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia…

Công tác tuyên truyền nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước thực chất là tổng kết và phổ biến những bài học kinh nghiệm của các mô hình, điển hình tiên tiến được xét chọn từ các phong trào thi đua yêu nước. Thông qua công tác tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với quần chúng nhân dân, từ đó hình thành nên tình cảm, ý chí, niềm tin và sẽ tạo nên phong trào cách mạng rộng rãi trong quần chúng; khơi dậy những tiềm năng, nhiệt tình của quần chúng, làm nên sức mạnh to lớn của toàn dân tộc để thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo. Và là việc làm thường xuyên của các tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội, của cán bộ, đảng viên.

Chỉ thị 34/CT-TW đã chỉ rõ: “Nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng trong chỉ đạo tổ chức các phong trào thi đua, bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Các cấp ủy, tổ chức Đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng; tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa tiêu cực trong công tác thi đua, khen thưởng, tránh tình trạng khen thưởng tràn lan, không thực chất. Mỗi chi bộ, đảng viên cần phát huy tốt vai trò tiên phong, gương mẫu và là hạt nhân trong các phong trào thi đua ở cơ sở, gắn với việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", làm cho phong trào thi đua trở thành phong trào hành động cách mạng sâu rộng trong toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân”.

Sau hơn 13 năm thi hành Luật Thi đua, khen thưởng, công tác thi đua khen thưởng đã có chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, đối ngoại và tăng cường đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên, trong công tác tuyên truyền vẫn còn hạn chế, đó là: Vẫn có những gương điển hình tiên tiến được nêu gương còn mờ nhạt, thiếu minh chứng, sản phẩm cụ thể, thiếu sức thuyết phục. Nguyên nhân cơ bản là do sự lãnh đạo, chỉ đạo chưa thường xuyên của cấp ủy và người đứng đầu ở một số cơ quan, đơn vị; kinh nghiệm phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, nhân rộng điển hình tiên tiến và tạo môi trường thuận lợi để điển hình tiên tiến được khẳng định và nhân rộng còn hạn chế. Bên cạnh đó, đa số công chức làm công tác thi đua, khen thưởng là kiêm nhiệm, thường xuyên thay đổi, thiếu kinh nghiệm, chưa tâm huyết đầu tư thời gian, trí tuệ để tham mưu xây dựng các phong trào thi đua thường xuyên của ngành, cơ quan, đơn vị. Thành viên hội đồng thi đua, khen thưởng cơ quan, đơn vị, địa phương thì nhiều nhưng hầu như chỉ thành viên thường trực phải làm hết các công việc liên quan đến thi đua, khen thưởng; việc tham mưu xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn để làm cơ sở xét nhân tố mới, điển hình tiên tiến rất cần trí tuệ tập thể thì cũng khoán trắng cho thành viên thường trực.

Vì vậy, rất cần người đứng đầu nhận thức đúng, đề cao ý thức trách nhiệm, đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp tổ chức phong trào thi đua; chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến; gương mẫu trong thi đua; trực tiếp chỉ đạo, tổ chức phong trào thi đua, thường xuyên kiểm tra đôn đốc cán bộ thực hiện các tiêu chí, nội dung thi đua đã đăng ký. Đồng thời, mỗi cán bộ công chức, viên chức người lao động trong đơn vị phải có nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của công tác thi đua, xem công tác thi đua khen thưởng là động lực trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình. Có như vậy thì công tác tuyên truyền mới “nâng cao hơn nữa nhận thức về vị trí, vai trò, tác dụng to lớn của các phong trào thi đua yêu nước và hiệu quả thiết thực của việc nhân rộng, biểu dương, tôn vinh gương điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua, tạo động lực hoàn thành các nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các cơ quan, đơn vị, địa phương và của tỉnh” như mục đích  Kế hoạch 140 đề ra.

T.Ái

  • Từ khóa
18221

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu