Thứ 6, 26/04/2024 23:13:17 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Pháp luật 13:57, 28/09/2016 GMT+7

Các tội xâm phạm an toàn giao thông và những bất cập

N.V
Thứ 4, 28/09/2016 | 13:57:00 3,635 lượt xem
BP - Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27-11-2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2016. Tuy nhiên, ngay sau khi được công bố, giới chuyên gia về pháp luật trong cả nước đã phát hiện nội dung của bộ luật này có quá nhiều khiếm khuyết, thiếu sót. Vì thế, ngày 29-6-2016, Quốc hội khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 144/2016/QH13 về việc lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật Hình sự và bổ sung dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015 vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016. Nhân dịp này, người viết bài xin có ý kiến đề xuất về việc sửa đổi một số điều trong Bộ luật Hình sự năm 2015 như sau:

Một vụ tai nạn giao thông làm hư hại dải phân cách trên quốc lộ 14, đoạn thuộc xã Tiến Thành, thị xã Đồng Xoài - Ảnh: S.hMột vụ tai nạn giao thông làm hư hại dải phân cách trên quốc lộ 14, đoạn thuộc xã Tiến Thành, thị xã Đồng Xoài - Ảnh: S.H

Điều 260 trong Bộ luật Hình sự năm 2015 là những quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Tại Khoản 5 của điều này có quy định như sau: Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm. Để điều luật ngắn gọn và dễ hiểu hơn, tôi đề nghị ở đầu của khoản này cần bổ sung cụm từ “Phạm tội trong trường hợp” và cụm từ “quy định tại Khoản 3 điều này” vào ngay sau cụm từ “có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả”. Vì nội dung của cụm từ “dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời” là nội dung đã được quy định tại Khoản 3 của điều này. Đồng thời, tôi cũng đề xuất bỏ cụm từ “Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà” và cụm từ “gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác”. Vì nếu để lại thì nội dung của điều luật chỉ dài dòng thêm, mà không giải quyết được vấn đề gì. Trong khi đó, nếu cắt bỏ đoạn văn trên thì điều luật vừa ngắn vừa dễ hiểu, dễ thực thi hơn. Do đó, Khoản 5 của điều này được viết lại như sau: Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại Khoản 3 điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.

Tương tự như trên, ở Khoản 5, Điều 261 có quy định như sau: Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm. Vì vậy, ở khoản này, tôi đề nghị bổ sung cụm từ “quy định tại Khoản 3 điều này” vào ngay sau cụm từ “dẫn đến hậu quả”, đồng thời bỏ hết đoạn sau: “gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác”. Vì nội dung của đoạn này đã được quy định tại Khoản 3 của điều này. Như vậy, toàn bộ Khoản 5 của Điều 261 được viết lại như sau: Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại Khoản 3 điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm.

Điều 267 trong Bộ luật Hình sự năm 2015 là những nội dung quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt. Ở Khoản 4 của điều này được viết như sau: Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả thực tế gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Ở khoản này, tôi đề nghị thay cụm từ “gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác” bằng cụm từ  “quy định tại Khoản 3 điều này”. Do đó, Khoản 4 được viết lại như sau: Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại Khoản 3 điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm...

Ở Điều 268 là những quy định về tội cản trở giao thông đường sắt. Ở Khoản 5 của điều này có quy định như sau: Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả thực tế gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Theo đó, ở khoản này tôi cũng đề nghị bổ sung cụm từ “quy định tại Khoản 3 điều này” để thay thế cho đoạn văn sau: “gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác”. Vì vậy, Khoản 5 của điều này được viết lại như sau: Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại Khoản 3 điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. 

  • Từ khóa
28813

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu