Thứ 6, 03/05/2024 06:10:55 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Xã hội 19:20, 27/05/2019 GMT+7

Phú Riềng gồng mình chống dịch tả lợn châu Phi

Thứ 2, 27/05/2019 | 19:20:00 322 lượt xem

>> Thêm 2 đàn gia súc dương tính dịch tả lợn châu Phi
>> Đồng Phú xuất hiện thêm 2 ổ dịch tả lợn châu Phi
>> Phát hiện một nông hộ có 7 con lợn bị dịch tả lợn châu Phi
>> Đồng Phú công bố dịch tả lợn châu Phi
>> Chủ động khoanh vùng dập dịch tả lợn châu Phi
>> Hơn 1,2 triệu gia súc bị chết vì dịch tả lợn châu Phi
>> Khẩn cấp ứng phó với bệnh dịch tả lợn châu Phi
>> Bình Long dồn sức ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi
>> Tiếp tục tăng cường phòng, chống, khống chế dịch tả lợn châu Phi

BPO - Tính đến ngày 27-5, trên địa bàn huyện Phú Riềng xuất hiện 4 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 37 hộ chăn nuôi ở 4 thôn, xã Long Hà với đàn heo 92 con có tổng trọng lượng 3.124kg. Sau khi dịch bệnh xảy ra, UBND huyện và các ngành chức năng đã sử dụng 80 lít hóa chất, 2.200kg vôi bột xử lý, tiêu hủy theo đúng quy định. Bên cạnh đó, UBND huyện đã ra quyết định công bố dịch tả lợn châu Phi tại xã Long Hà và chỉ đạo các ngành, xã tăng cường biện pháp phòng ngừa không để dịch lan rộng.

Lãnh đạo UBND huyện Phú Riềng kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi tại xã Long Hà

Ngay sau khi phát hiện ổ dịch đầu tiên vào ngày 21-5-2019, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch tả lợn châu Phi huyện Phú Riềng đã tổ chức cuộc họp khẩn cấp. Tại cuộc họp này, lãnh đạo UBND huyện đã yêu cầu đơn vị, chính quyền các xã trên địa bàn bám sát cơ sở, nắm chắc tình hình, diễn biến dịch bệnh. Đồng thời, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa và sẵn sàng chuyển sang phương án 2 khi địa bàn xảy ra dịch. Bên cạnh đó, UBND các xã khẩn trương kiện toàn ngay ban chỉ đạo cấp xã và kiểm tra, báo cáo tình hình việc chăn nuôi heo tại các hộ dân sống xung quanh ổ dịch. UBND huyện cũng đã chi ngân sách 348 triệu đồng để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch tả lợn châu Phi trên toàn địa bàn. Ngoài ra, lãnh đạo UBND huyện đã đến các “điểm nóng” về dịch để nắm tình hình và chỉ đạo trực tiếp.

Xử lý môi trường chuồng trại sau khi tiêu hủy đảm bảo đúng quy định

Trên địa bàn huyện Phú Riềng hiện có tổng đàn heo gần 14.100 con, trong đó 7 trang trại nuôi heo quy mô lớn với gần 9.000 con, còn lại là nuôi nhỏ lẻ theo hộ gia đình. Xã Long Hà là địa bàn có số hộ nuôi heo nhỏ lẻ tương đối nhiều so với các địa bàn khác ở huyện Phú Riềng. Theo báo cáo của UBND xã Long Hà, hiện số hộ chăn nuôi heo rừng lai dưới 5 con/hộ chiếm số lượng lớn. Trong khi đó, việc nuôi heo rừng lai trong nhân dân đều theo hình thức chăn thả tự do nên rất khó kiểm soát trong công tác phòng, chống dịch. Bên cạnh đó, chưa có định giá hỗ trợ cho heo rừng lai nên phần nào gây ra sự lúng túng cho việc áp giá và công tác tuyên truyền vận động người dân khi heo rừng lai có dấu hiệu lâm sàng buộc phải tiêu hủy. Đặc biệt, việc tiêu hủy này tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ gặp nhiều khó khăn do nhận thức của người dân còn hạn chế. Phương thức chăn nuôi còn nhiều bất cập, nguồn thức ăn chưa đảm bảo và ý thức phòng dịch của người dân... là những nguyên nhân làm cho công tác phòng chống dịch trên địa bàn gặp khó khăn.

L.Trường - T.H

  • Từ khóa
62289

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu