Thứ 7, 27/04/2024 12:15:55 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Thế giới 09:05, 21/09/2016 GMT+7

Hiệp ước Munich

Tấn Phong
Thứ 4, 21/09/2016 | 09:05:00 3,493 lượt xem
BP - Sau khi lên nắm quyền (1933), Adolf Hitler, người Đức gốc Áo đã ráo riết phát động một cuộc chiến tranh quy mô lớn. Ngày 11-3-1938, Adolf Hitler tấn công nước Áo, một đồng minh của Anh - Pháp và sáp nhập thành một tỉnh của Đức. Anh - Pháp công nhận hành động của Đức. Nhân cơ hội này, Hitler tuyên bố sẽ lấy đất của Tiệp Khắc (nay là hai nước Cộng hòa Séc và Slovakia) để sáp nhập vào nước Đức. Nếu Tiệp Khắc không cắt đất thì Đức sẽ tấn công ngày 1-10-1938.

Cả thế giới rúng động vì tuyên bố của Hitler, Anh - Pháp cũng trở nên hoảng loạn vì Tiệp Khắc là đồng minh chiến lược và toàn diện của hai đế quốc sừng sỏ này. Vì vậy, Thủ tướng Anh liên tục đến Paris để thương thảo với người đồng cấp Pháp về tình hình trên. Ngày 13-9-1938, Thủ tướng hai nước Anh - Pháp điện thoại cho Hitler đề nghị đàm phán. Ngày 15-9, quân Đức biểu dương lực lượng tại biên giới Đức - Tiệp Khắc và chờ lệnh tấn công. Đêm 15, Thủ tướng Anh bay đến Đức gặp Hitler. Hitler tuyên bố, nếu không cắt vùng đất Sudetes của Tiệp Khắc thì quân Đức sẽ tràn qua biên giới để xâm lược toàn bộ nước này.

Ngày 16-9, Thủ tướng Anh triệu tập cuộc họp nội các Chính phủ khẩn bàn về việc dâng đất cho Đức. Sau đó, Anh mời Thủ tướng Pháp sang tham vấn việc “hy sinh đồng minh”. Ngày 19-9, Anh - Pháp gửi công hàm yêu cầu Chính phủ Tiệp Khắc chấp thuận yêu cầu của Đức. Chính phủ Tiệp Khắc từ chối. Ngày 21-9, Anh - Pháp gây sức ép buộc Chính phủ Tiệp Khắc phải chấp thuận. Nắm được sự lo sợ của Anh, Hitler tuyên bố: “Các vùng có người Ba Lan, Hungary thiểu số sống trên đất Tiệp Khắc cũng phải cắt đất cho Ba Lan, Hungary. Người Tiệp Khắc phải rút ra khỏi vùng đất đã dâng cho Đức...”. Hitler đưa ra thời hạn cuối cùng để giải quyết vấn đề là ngày 28-9-1938. Thủ tướng Anh lại vội vã về Pháp để tiếp tục thương thảo. Đêm 27-9, hai Thủ tướng Anh và Pháp buộc Chính phủ Tiệp Khắc chấp thuận yêu cầu của Đức. Sau đó, Anh đề nghị Hitler triệu tập cuộc họp với người đứng đầu các nước Đức, Anh, Pháp, Tiệp Khắc và Ý để thực hiện bàn giao đất Sudetes cho Đức. Đêm 29 rạng sáng 30-9, Thủ tướng Anh, Pháp và Ý gặp Hitler tại Munich để ký một hiệp định cắt đất Tiệp Khắc dâng cho nước Đức quốc xã - gọi là Hiệp ước Munich.

Giới nghiên cứu chính trị thế giới cho rằng, hội nghị đêm 29, rạng sáng 30-9-1938, tại Munich là “hội nghị thối tha nhất trong lịch sử loài người”. Tại hội nghị này, hai đế quốc sừng sỏ nhất bấy giờ đã bán rẻ đồng minh của mình qua Hiệp ước Munich dâng đất cho Hitler. Hiệp ước Munich có 8 điều với một số nội dung là Tiệp Khắc phải cắt đất cho Đức; các công trình công cộng Tiệp Khắc phải bảo vệ không được phá khi bàn giao cho Đức... Chính vì lý do này, tháng 3-1939, Hitler đã xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ Tiệp Khắc mà không hề gặp sự phản kháng từ Anh - Pháp; tháng 9 cùng năm, Đức, tấn công Ba Lan, chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ. 

 

  • Từ khóa
66393

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu