Thứ 2, 20/05/2024 18:45:53 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Xã hội 20:38, 07/04/2013 GMT+7

Không chủ quan, lơ là với bệnh tay - chân - miệng

Chủ nhật, 07/04/2013 | 20:38:00 244 lượt xem

Bệnh tay - chân - miệng (TCM) tuy chưa bùng phát mạnh trở lại ở Bình Phước, song nó đang là mối lo ngại của nhiều nhà chuyên môn và những gia đình có trẻ nhỏ. Các nhà chuyên môn cho rằng, nếu không sớm phòng chống triệt để thì loại bệnh truyền nhiễm này sẽ trở nên phức tạp và có nguy cơ tăng cao.

Theo số liệu thống kê từ đầu năm đến ngày 17-3-2013, toàn tỉnh có 137 ca dương tính với bệnh TCM, trong đó 1 bé trai ở xã Đắk Nhau (Bù Đăng) đã bị tử vong. Huyện Bù Gia Mập là địa bàn mắc TCM cao nhất toàn tỉnh với 33 trường hợp, tiếp đến huyện Bù Đăng. Tại phòng khám Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, bác sĩ Ngô Thị Thủy Tiên cho biết: Trong tháng 3, thời tiết nắng nóng dẫn đến một số bệnh ở trẻ em tăng lên. Đặc biệt, xuất hiện nhiều trẻ đến khám và có những biểu hiện của bệnh TCM. Theo bác sĩ Thủy Tiên, trung bình mỗi ngày có 1 bệnh nhân mắc TCM, nhưng trường hợp nhập viện điều trị không nhiều. Các bác sĩ đã hướng dẫn, tư vấn cho người nhà bệnh nhân về TCM và đề nghị thường xuyên đến thăm khám tại các cơ sở y tế. Anh N.V.L ở xã Tân Quan (Hớn Quản) cho biết: Con trai anh mới hơn 2 tuổi đang bị bệnh TCM. Thường ngày, gia đình chăm sóc cháu rất sạch sẽ. Hai ngày nay thấy cháu bị ho, có biểu hiện lạ, tôi vội đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh khám và kết quả cháu bị bệnh TCM. Chúng tôi sẽ thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời tiếp tục đưa cháu đến kiểm tra, theo dõi ở trạm y tế xã. Nếu có các biểu hiện sốt cao, chân đi lại yếu, hay giật mình trong khi ngủ... thì sẽ cho cháu trở lại bệnh viện.


Trong tháng 3-2013, trên địa bàn tỉnh xuất hiện thêm nhiều trẻ có dấu hiệu của bệnh TCM

Để khống chế mối nguy hại của bệnh truyền nhiễm TCM, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo

Theo đánh giá của Bộ Y tế, hiện Bình Phước là tỉnh đứng trong top thứ 2 về mức độ nghiêm trọng của bệnh TCM. Tại hội nghị truyền thông đặc biệt về bệnh TCM do Bộ Y tế tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh ngày 25-3, bộ đã nêu lên thực trạng và đề nghị các địa phương đang có bệnh truyền nhiễm TCM cần đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền sâu rộng đến từng cơ sở, mỗi hộ gia đình, cá nhân. Trung tâm y tế dự phòng các tỉnh tăng cường tập huấn cho đội ngũ bác sĩ, cán bộ chuyên môn cách phòng chống bệnh truyền nhiễm TCM.

việc tăng cường phòng chống TCM và sốt xuất huyết ở tất cả các huyện. Do đó, các trung tâm y tế huyện đã phối hợp với ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến xã, phường tăng cường tuyên truyền trong mọi tầng lớp nhân dân, trường học, nhất là những bậc cha mẹ có con nhỏ dưới 5 tuổi. Bên cạnh đó, các đơn vị chức năng cung cấp cloramin B, các dụng cụ y tế thiết yếu về bệnh TCM để phòng chống hiệu quả nhất.

Trường học là môi trường thuận lợi cho bệnh truyền nhiễm TCM xuất hiện và lây lan. Cô Trương Thị Ngọc Thủy, Hiệu trưởng trường Mầm non Hoa Huệ (TX. Đồng Xoài) cho biết: Khi bệnh TCM xảy ra trên địa bàn tỉnh, ngành y tế, phòng giáo dục đã phối hợp tăng cường kiểm tra và tập huấn cho giáo viên đầy đủ kiến thức về bệnh và cách phòng, chống. Do đó, khi về trường, giáo viên thường xuyên vệ sinh phòng học, đồ dùng học tập; cắt dán nhiều tờ rơi, pa-nô, áp-phích tuyên truyền sâu rộng trong học sinh, phụ huynh. Đặc biệt đối với trẻ, nhà trường thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi, rửa tay bằng xà phòng theo 6 bước trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Trong thời gian ở trường, giáo viên thường xuyên theo dõi, quan sát từng cử chỉ hành động của trẻ để bảo đảm an toàn vệ sinh. Cô Thủy cho biết thêm: Từ đầu năm đến nay, nhà trường đã tổ chức tuyên truyền tập trung 2 đợt cho các bậc phụ huynh về tác hại và cách phòng bệnh TCM. Trung tâm Y tế thị xã đã 2 lần kiểm tra trường và cấp thuốc, phun diệt các loại muỗi phòng bệnh... Theo cô Thủy, khó khăn hiện nay là nhận thức của một số hộ xung quanh khu vực trường đứng chân còn nhiều hạn chế.

Cẩm Liên

  • Từ khóa
55196

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu