Thứ 2, 20/05/2024 14:36:27 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Giáo dục 00:00, 10/02/2012 GMT+7

Trường Mẫu giáo Sơn Giang: Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng

Thứ 6, 10/02/2012 | 00:00:00 187 lượt xem

Những năm qua, nhờ làm tốt công tác giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm nên số trẻ suy dinh dưỡng ở trường Mẫu giáo Sơn Giang giảm rõ rệt. Năm học 2008-2009 giảm 11,7%, năm 2009-2010 giảm 12,69% và năm học 2010-2011 giảm 10,5%. Được chăm sóc chu đáo, trẻ không chỉ có thể lực tốt, hoạt bát, năng động mà còn giúp phụ huynh nắm bắt về giáo dục dinh dưỡng và an toàn thực phẩm để chăm sóc con tốt hơn tại nhà.

Giờ tập hát của lớp lá 2, trường Mẫu giáo Sơn Giang

Để làm tốt công tác này, Ban giám hiệu yêu cầu giáo viên phải quan sát kỹ trẻ mọi lúc mọi nơi, khi phát hiện các cháu có biểu hiện uể oải, lười vận động, thiếu nhanh nhẹn và hay khóc, đồng thời dựa vào biểu đồ tăng trưởng qua cân đo để xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ, kịp thời đề ra biện pháp chăm sóc phù hợp. Không chỉ theo dõi phát hiện sớm những trẻ suy dinh dưỡng, giáo viên phụ trách còn phải ghi chép đầy đủ vào sổ theo dõi từng tháng, quý. Từ đó, lên thực đơn chế biến món ăn cho trẻ, tổ chức các buổi ăn phụ cho nhóm trẻ này và trao đổi với phụ huynh về tình trạng dinh dưỡng của trẻ để có cách chăm sóc hợp lý. Ngoài ra, nhà trường còn liên kết với ngành y tế khám sức khỏe định kỳ, tiêm phòng vắc-xin phòng ngừa bệnh và cho uống vitamin A cho các cháu.

Trường còn tổ chức tuyên truyền cho phụ huynh về cách chăm sóc trẻ, giúp phụ huynh nhận thức hơn về cách chăm sóc, giáo dục trẻ để cùng phối hợp với trường chăm sóc trẻ tốt hơn, hướng dẫn các cháu cách nhận biết các loại thực phẩm, loại nào có lợi và không có lợi, ăn thế nào cho hợp lý, đồng thời yêu cầu trẻ kể tên các món ăn và tên thực phẩm đã được hướng dẫn nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện thói quen về cách vệ sinh ăn uống, phòng bệnh. Hướng cho trẻ sống nề nếp, có thói quen trong ăn uống, ngủ và vệ sinh đúng cách. Đối với thực phẩm, trường phân công tiếp phẩm kiểm tra ghi chép hằng ngày, nếu không đúng yêu cầu loại bỏ ngay, thực phẩm tươi sống chỉ sử dụng trong ngày và không dùng đồ chế biến sẵn. Khu học tập và vui chơi của trẻ thường xuyên được lau chùi sạch sẽ, cống rãnh được khơi thông không để nước đọng và khu vực nhà bếp có thùng rác đậy nắp nhằm giữ gìn tốt vệ sinh môi trường xung quanh.

Tuy nhiên, nhà trường rất cần sự cộng tác từ các bậc phụ huynh, như trao đổi với giáo viên chủ nhiệm về cách chăm sóc con, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ... và không nên cho rằng, chăm sóc trẻ là việc của nhà trường.

L.P

  • Từ khóa
82680

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu