Thứ 2, 20/05/2024 18:45:35 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Giáo dục 00:00, 21/08/2011 GMT+7

Nhiệm vụ của ngành giáo dục mầm non năm học 2011-2012

Chủ nhật, 21/08/2011 | 00:00:00 351 lượt xem

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Văn bản số 5454/BGDĐT-GDMN gửi Sở GD-ĐT của các tỉnh, thành phố để hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2011-2012. Theo đó, nhiệm vụ cụ thể của ngành trong năm học này là:

Học sinh trường Mầm non Hoa Cúc (TX. Đồng Xoài) - Ảnh: S.H

Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, đẩy mạnh cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, lồng ghép có hiệu quả các cuộc vận động với các hoạt động cụ thể của từng nhà trường nhằm rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong mẫu mực, lối sống lành mạnh, tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí của các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non.

Tích cực tham mưu cho UBND các cấp trong việc xây dựng và triển khai đề án phát triển giáo dục mầm non, quy hoạch đất, đầu tư kinh phí cho giáo dục mầm non. Củng cố, mở rộng quy mô, mạng lưới trường lớp. Đặc biệt quan tâm phát triển các cơ sở giáo dục mầm non tại các khu đô thị, các khu chế xuất, khu công nghiệp có đông công nhân lao động nữ. Hoàn thành việc chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục mầm non theo quy định và phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi và đáp ứng nhu cầu gửi con của các bậc phụ huynh.

Đẩy mạnh triển khai thực hiện đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015 theo Quyết định số 239/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Phấn đấu năm 2012 có ít nhất 10 tỉnh (đã đăng ký) đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Các tỉnh, thành phố còn lại bảo đảm triển khai theo kế hoạch thực hiện phổ cập đã đề ra; tập trung đầu tư kinh phí xây dựng đủ phòng học cho các lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi, mua sắm trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ để thực hiện có chất lượng chương trình giáo dục mầm non. Tuyển dụng đủ giáo viên mầm non để huy động tối đa trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến trường và được chăm sóc, giáo dục hai buổi/ngày theo chương trình giáo dục mầm non mới.

Bảo đảm trẻ mẫu giáo 5 tuổi ở vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn được học trong các trường công lập, được chuẩn bị tốt tiếng Việt trước khi vào lớp 1. Các vùng còn lại tăng cường biện pháp để huy động hầu hết trẻ 5 tuổi vào học ở các loại hình trường khác nhau, nhằm chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp 1. Duy trì, ổn định và tăng tỷ lệ trẻ đến các cơ sở giáo dục mầm non ở tất cả các độ tuổi, tránh tình trạng hạn chế tỷ lệ huy động trẻ dưới 5 tuổi để tăng tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đến trường. Tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường từ 0,5-1% đối với trẻ nhà trẻ, và từ 2-3% đối với trẻ mẫu giáo, phấn đấu tỷ lệ chung toàn quốc đạt từ 22-25% trẻ độ tuổi nhà trẻ và đạt 85% trẻ độ tuổi mẫu giáo đến trường. Đối với trẻ 5 tuổi, bên cạnh việc tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường cần tạo mọi điều kiện để tăng tỷ lệ trẻ học 2 buổi/ngày từ 2-3%, bảo đảm tất cả các địa phương đạt tỷ lệ huy động từ 98% trở lên, trong đó có ít nhất 80% trẻ 5 tuổi được học 2 buổi/ngày.

Những nơi chưa có điều kiện tổ chức ăn bán trú cần phối hợp với gia đình để có biện pháp chống đói, chống khát, chống rét cho trẻ trong thời gian ở trường nhằm thực hiện mục tiêu phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em. Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống béo phì, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống dưới 10% ở mỗi thể nhẹ cân và thấp còi (suy dinh dưỡng thể nhẹ cân - cân nặng theo tuổi: dưới 10%; suy dinh dưỡng thể thấp còi - chiều cao theo tuổi: dưới 10%). Phấn đấu giảm ít nhất 1% số trẻ suy dinh dưỡng so với cùng kỳ năm trước. Tiếp tục chỉ đạo mở rộng mô hình phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non. Tăng cường trao đổi, học tập, rút kinh nghiệm về việc tổ chức, chỉ đạo, quản lý thực hiện chương trình GDMN cho cán bộ quản lý các cơ sở GDMN. Tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình GDMN cho các cơ sở GDMN ở những vùng khó khăn.

Chỉ đạo dứt điểm, không còn lớp mẫu giáo thực hiện chương trình 36 buổi, giảm tỷ lệ số lớp mẫu giáo thực hiện chương trình 26 tuần, tuyệt đối không ép trẻ tập đọc, viết chữ, học trước chương trình lớp 1. Các địa phương phát huy sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp GDMN, tăng cường các biện pháp chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số trước khi bước vào lớp một phù hợp điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa của địa phương.

TH

  • Từ khóa
82366

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu