Thứ 5, 09/05/2024 23:38:50 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Kinh tế 00:00, 14/11/2011 GMT+7

Nông dân xã Lộc Hưng phấn khởi vì lúa được mùa, được giá

Thứ 2, 14/11/2011 | 00:00:00 332 lượt xem

Những ngày cuối mùa mưa, chúng tôi đến cánh đồng lúa lớn nhất xã Lộc Hưng (Lộc Ninh) ở ấp 2, có diện tích hơn 40 ha của 50 hộ nhưng chỉ sản xuất 1 vụ nhờ nước trời. Anh Lê Xuân Vinh vừa đẩy máy gặt vừa phấn khởi trò chuyện: Năm nay, năng suất lúa không cao bằng năm trước vì thời tiết mưa kéo dài nhiều ngày nên lúa trên 20 ngày đã nhiễm các bệnh tà ôn, vàng lá. Năng suất lúa bình quân của các hộ chỉ đạt 4-4,5 tấn/ha, nhưng bù lại là lúa được giá. Lúa ở Lộc Hưng lại thu hoạch đúng vào thời điểm cuối mùa mưa, có nắng để phơi. Anh Vinh nhẩm tính với giá lúa 8.000 đồng/kg (tăng 1.500 đồng/kg so với vụ mùa năm 2010), trừ chi phí nông dân thu lãi khoảng 40%. Anh Vinh cũng là một trong những hộ có diện tích lúa nhiều nhất ở Lộc Hưng, với 2 ha. Năm 2005, gia đình anh đã đầu tư máy gặt lúa xếp dãy, giảm nhân công thuê gặt và còn làm dịch vụ cho các hộ khác trong xã.

Nhờ đầu tư mua máy gặt nên nông dân xã Lộc Hưng giảm công lao động trong sản xuất

Anh Nguyễn Bá Tâm, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Hưng, cho biết: Lộc Hưng có khoảng hơn 300 ha trồng lúa, trong đó gần 100 ha có nước từ công trình thủy lợi nên sản xuất 3 vụ/năm. Các cánh đồng lúa tập trung ở ấp 1, 2 và ấp 5, 6, 7. Đặc biệt, đồng bào Khơme ở ấp 4, hộ nào cũng có 0,5-2 ha lúa. Ngoài hộ anh Vinh, ở ấp 1, ông Phan Văn Đẹp cũng đã đầu tư máy gặt để sản xuất và làm dịch vụ cho các hộ khác, giảm bớt công lao động trong nông nghiệp.

Những năm trước đây, năng suất lúa ở Lộc Hưng chỉ đạt khoảng 2 tấn/ha. Từ năm 2004 đến nay, Đảng ủy, chính quyền xã Lộc Hưng luôn chú trọng chuyển giao khoa học - kỹ thuật, đưa các giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, kháng bệnh tốt vào sản xuất, đồng thời chỉ đạo hội nông dân phối hợp cùng khuyến nông, bảo vệ thực vật mở các lớp tập huấn cho nông dân.

Một lợi thế nữa là các hộ Khơme ở Lộc Hưng đa số là hội viên nông dân và có ruộng lúa nằm xen kẽ với các hộ người Kinh nên nhanh tiếp thu quy trình kỹ thuật và thay đổi nhận thức, tập quán sản xuất. Mỗi giống lúa đưa vào sản xuất 2-3 vụ, nông dân chủ động đổi giống để bảo đảm năng suất và tăng sức kháng bệnh cho lúa. Hiện nay, nông dân Lộc Hưng đang sản xuất các giống lúa TR504 và G600, OM6976. Những loại giống lúa này phù hợp với chất đất ở các cánh đồng lúa của Lộc Hưng (đất có phèn). Nhờ đó, từ năm 2007 đến nay, năng suất lúa ở Lộc Hưng đã tăng lên gấp 2,5 lần. Trong vụ mùa này, lúa bị nhiễm bệnh nhưng hội nông dân đã kịp thời hướng dẫn hội viên phun xịt đúng thuốc, đồng thời tăng cường đầu tư phân bón nên năng suất lúa giảm không đáng kể.

Phương Hà

  • Từ khóa
39210

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu