Thứ 2, 20/05/2024 10:03:48 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Thời sự 16:40, 04/11/2023 GMT+7

Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội khảo sát tại Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam

Trần Thể
Thứ 7, 04/11/2023 | 16:40:10 1,093 lượt xem
BPO - Ngày 4-11, Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Đắc Vinh làm trưởng đoàn đã có buổi khảo sát tại Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam.

Cùng tham gia đoàn có đại biểu Điểu Huỳnh Sang, Phó Trưởng đoàn Phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh phát biểu tại buổi làm việc

Các đại biểu tham dự buổi làm việc

Đoàn tham quan khuôn viên bên trong và ngoài của Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam, nghe giới thiệu về tài liệu, hiện vật của các nhà khoa học hiện được lưu giữ tại đây; thăm trưng bày “Giải thưởng Hồ Chí Minh của các nhà khoa học Việt Nam”, triển lãm “Thẳm sâu trong từng kỷ vật”. Nơi đây, hiện đang lưu trữ hàng triệu di sản vật thể và phi vật thể của hàng ngàn nhà khoa học Việt Nam như: GS. Tôn Thất Tùng, GS. Trần Đại Nghĩa, GS. Nguyễn Văn Nhân, GS. Hồ Đắc Di…

Giáo sư Nguyễn Anh Trí - nhà sáng lập công viên chia sẻ về tầm nhìn, định hướng phát triển, cơ sở hạ tầng và các loại hình dịch vụ công viên

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Phan Viết Lượng tham quan, khảo sát tại kho lưu giữ hiện vật của các nhà khoa học Việt Nam

Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam được quy hoạch trên điện tích khoảng 30 ha gồm 4 khu vực chính: Khu trung tâm; khu vực hội nghị, hội thảo; khu ẩm thực, vui chơi, giải trí và khu sản xuất. Đúng như tên gọi, Công viên Di sản các nhà khoa học là diễn đàn, quy tụ, tập hợp, lưu giữ những kỷ vật của các nhà khoa học nhằm bảo tồn, tôn vinh những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể thông qua tiểu sử, tư liệu và hiện vật cá nhân của các nhà khoa học Việt Nam.

Đây là địa điểm gặp gỡ rất nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực, chuyên ngành khoa học khác nhau; sưu tầm hàng vạn tư liệu bao gồm nhiều loại hình: các bản thảo nghiên cứu, sổ ghi chép, nhật ký, hồi ký, thư từ, văn bản hành chính, ảnh tư liệu, hàng vạn phút phim tư liệu, ghi âm giọng nói, hình ảnh của các nhà khoa học để lưu trữ phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học…

Công tác nghiên cứu, phát huy di sản là một trong những nhiệm vụ trọng tâm bên cạnh việc sưu tầm, lưu trữ và bảo tồn di sản

Đoàn công tác chụp ảnh chụp ảnh lưu niệm tại triển lãm “Thẳm sâu trong từng kỷ vật”

Đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm trước Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam tại tòa nhà Quyển sách

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh bày tỏ sự ấn tượng với quy mô của Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam. Không chỉ có không gian rộng lớn mà mọi khu vực, biểu tượng, tiểu cảnh, cách bố trí, sắp xếp các hạng mục ở công viên đều cho thấy sự đầu tư, nghiên cứu kỹ và rất hợp lý. Đặc biệt là sự kết hợp khéo léo giữa khoa học và tự nhiên trong từng hạng mục. Hàng triệu hiện vật được lưu giữ tại đây giúp cho thế hệ sau hiểu về các nhà khoa học, về di sản khoa học của cha ông. Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Đắc Vinh cũng gợi mở thêm các ý tưởng từ những chuyến khảo sát tại một số bảo tàng, công viên của một số nước trên thế giới.

  • Từ khóa
181398

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu