Chủ nhật, 12/05/2024 01:22:10 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Khoa học - Công nghệ 21:26, 18/10/2012 GMT+7

Chưa nghiệm thu đề tài nghiên cứu trồng 5 loại cây rừng có giá trị kinh tế cao

Thứ 5, 18/10/2012 | 21:26:00 251 lượt xem

Chiều 18-10, Hội đồng khoa học và công nghệ của tỉnh đã quyết định chưa nghiệm thu đề tài “nghiên cứu cây trồng bản địa mọc nhanh có giá trị kinh tế tại Bình Phước”. Đề tài do thạc sĩ Nguyễn Trọng Tài (Phân viện nghiên cứu khoa học lâm nghiệp Nam bộ) làm chủ nhiệm.

Đề tài được thực hiện trong vòng 60 tháng (7-2007 đến 7-2012) với kinh phí 752,99 triệu đồng. Mục tiêu của đề tài nhằm khẳng định vai trò của các loài cây bản địa trong trồng rừng và phát triền kinh tế; cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế tạo giấy, ván ép và trang trí nội thất; bước đầu xây dựng kỹ thuật gieo tạo, trồng và chăm sóc 5 loài cây, gồm: Gáo vàng, lõi thọ, thúi, thanh thất và muồng đen.

Hiện các loại cây trồng công nghiệp ở Bình Phước còn tương đối nghèo, chủ yếu là tếch, keo, cao su, xà cừ, xoan, sao… Đề tài nghiên cứu thành công sẽ góp phần đa dạng hơn nữa những loại cây có giá trị kinh tế cao, phù hợp với thổ nhưỡng của Bình Phước, cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ trong tỉnh và khu vực.

Các thành viên hội đồng khoa học cho rằng tên đề tài “nghiên cứu cây trồng bản địa mọc nhanh có giá trị kinh tế tại Bình Phước” cần phải thay đổi, vì trong 5 loại cây trồng thử nghiệm, chỉ có duy nhất cây gáo vàng là cây bản địa sinh trưởng trên đất Bình Phước, các loại cây còn lại thuộc khu vực miền núi phía Bắc và duyên hải Nam Trung bộ (Bình Định, Phú Yên..).

Hội đồng khoa học và công nghệ đã thảo luận và quyết định chưa nghiệm thu đề tài vì những lý do: Chưa mô tả rõ đối tượng nghiên cứu, thiếu hình ảnh phân tích so sánh và chưa chỉ ra được lý do vì sao cần phải chọn 5 loại cây nêu trên để trồng tại Bình Phước. Đề tài cũng chưa nêu bật được yếu tố khí hậu, thổ nhưỡng có tác động như thế nào đến sự sinh trưởng, phát triển của 5 loại cây trồng này…

Theo yêu cầu của Hội đồng khoa học, tác giả đề tài sẽ phải chỉnh sửa bổ sung những phần còn thiếu sót, trình Hội đồng khoa học và công nghệ xét duyệt lại trong thời gian tới. Nếu đủ điều kiện Hội đồng khoa học và công nghệ sẽ trình UBND tỉnh để nghiệm thu đề tài.

Nhật Linh

  • Từ khóa
97209

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu