Thứ 6, 10/05/2024 06:13:34 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Khoa học - Công nghệ 22:38, 09/05/2012 GMT+7

Xét duyệt 2 dự án hỗ trợ phát triển nông thôn và miền núi từ năm 2013

Thứ 4, 09/05/2012 | 22:38:00 179 lượt xem

Chiều 9-5, hội đồng Khoa học và công nghệ của tỉnh đã xét duyệt 2 dự án thuộc chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi từ năm 2013.

* Dự án “xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phát triển nghề nuôi ong theo hướng chuyên sản xuất ong giống tại tỉnh Bình Phước” do Viện nghiên cứu công nghệ sinh học và môi trường (đại học nông lâm thành phố Hồ Chí Minh) chủ trì, chuyển giao công ty TNHH MTV Đăng Khoa Bình Phước thực hiện.

Theo khảo sát từ đơn vị tư vấn, đến cuối năm 2011, toàn tỉnh có trên 40 ngàn đàn ong, khai thác được 2.000 tấn mật ong hàng hóa, tăng gấp 10 lần so với năm 2006. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh chưa có đơn vị cung cấp giống chuyên nghiệp, tăng nguy cơ làm mất đi đàn ong giống tốt trong tương lai.

Phương án quy hoạch và phát triển chăn nuôi vùng dự án là đưa quy mô số lượng đàn ong đạt 100 ngàn đàn, khai thác 4.000 tấn mật phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Mục tiêu cụ thể của dự án là xây dựng mô hình ứng dụng chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất ong giống; ứng dụng các quy trình phòng trị bệnh; đào tạo 10 kỹ thuật viên và tập huấn cho 40 lượt người tham dự.

* Dự án “ứng dựng công nghệ chăn nuôi heo nái theo phương thức công nghệ, quy mô trang trại tạo heo giống phục vụ phát triển chăn nuôi tại tỉnh Bình Phước” do công ty TNHH MTV tổng hợp Hưng Huế chủ trì thực hiện dự án và Trung tâm nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi Bình Thắng (Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam) chuyển giao công nghệ.

Mục tiêu của dự án là xây dựng mô hình chăn nuôi heo nái với quy mô trang trại đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Bình Phước với quy mô 300 nái, trên 6 ngàn heo con 60 ngày tuổi, cung cấp heo nái chất lượng cao cho người chăn nuôi trong vùng, áp dụng công nghệ tiên tiến trong xử lý chất thải, tạo môi trường sống an toàn cho cộng đồng dân cư xung quanh, đào tạo 9 kỹ thuật viên và tổ chức 4 lớp tập huấn với 120 lượt người chăn nuôi tham gia...

Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch hội đồng khoa học và công nghệ tỉnh Nguyễn Huy Phong cho rằng: Hiện nay tỷ lệ chăn nuôi trong tỉnh vẫn còn thấp, vì vậy, việc đẩy mạnh chăn nuôi là cần thiết. Đơn vị tư vấn cần phải phối hợp với sở Khoa học và Công nghệ chỉnh sửa hai dự án trước khi thực hiện. Các dự án cần chú trọng xây dựng mô hình theo hướng thông dụng để người dân dễ dàng học hỏi, nhân rộng. Chú trọng yếu tố liên kết vùng, tiếp cận kinh nghiệm từ các tỉnh phát triển mạnh lĩnh vực này, như: Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai...

N.Tú

  • Từ khóa
97175

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu