Thứ 6, 10/05/2024 10:17:56 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Khoa học - Công nghệ 22:51, 14/04/2012 GMT+7

Bình Phước tụt hậu về công nghệ thông tin?

Thứ 7, 14/04/2012 | 22:51:00 186 lượt xem

Các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh hiện đang sử dụng 2.188 máy vi tính, trong đó cơ quan cấp tỉnh 1.319 máy, cơ quan cấp huyện 869 máy, trung bình khối cơ quan cấp tỉnh đạt 73,65% máy/cán bộ công chức, cấp huyện 71,11% máy/cán bộ công chức - Thống kê của Sở Thông tin - Truyền thông tính đến ngày 30-3-2012.

Trong khi đó, thống kê của Hội Tin học Việt Nam phối hợp với Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT, năm 2011, Bình Phước xếp thứ 49/63 tỉnh thành về công nghệ thông tin và viễn thông.

Trong số máy tính các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh đang sử dụng, có 80% được trang bị từ trước năm 2007, 15% trang bị từ năm 2008 và 5% được trang bị từ năm 2010.

92,04% các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh và 77,1% cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện có kết nối Internet băng thông rộng ADSL.

Cán bộ công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh đã qua đào tạo về công nghệ thông tin trung bình đạt tỷ lệ 68,8%, trong đó cơ quan cấp tỉnh đạt 66,83%, cấp huyện đạt 71,69%. Trong số đó, trình độ trung cấp trở lên đạt 3,11% (cấp tỉnh 3,29%, cấp huyện 1,39%), còn lại chủ yếu là chứng chỉ tin học.

Nếu tính chung toàn tỉnh có 2,68 % cán bộ công chức, viên chức có trình độ CNTT từ cao đẳng trở lên (năm 2008 có 1,04% cán bộ, công chức, viên chức có trình độ CNTT từ trung cấp trở lên). 

95, 24% các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và 65,42% cơ quan, đơn vị cấp huyện đã có mạng máy tính nội bộ (LAN). Tuy nhiên, hiện nay các huyện, thị xã sử dụng mạng LAN rất hạn chế. Ngoài văn phòng UBND các huyện, thị xã kết nối mạng LAN phục vụ công tác điều hành, còn lại hầu hết phòng, ban, UBND xã, phường, thị trấn đã được trang bị máy tính nhưng hoạt động độc lập, chưa kết nối với nhau.

Đến nay, toàn tỉnh có 60 đơn vị tham gia đấu nối vào mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng và Nhà nước, trong đó có 28 đơn vị đã sử dụng kết nối Internet, 32 đơn vị chưa chạy ứng dụng nào trên hệ thống này. 8/10 huyện, thị đã trang bị hệ thống giao ban điện tử trực tuyến nhằm phục vụ cho các cuộc họp với UBND tỉnh (tại Văn phòng UBND tỉnh cũng đã trang bị hệ thống phục vụ cho các cuộc họp trực tuyến với Chính phủ.

Theo khảo sát của Sở Thông tin - Truyền thông, hiện nay hầu hết các sở, ngành, huyện, thị đang thiếu trầm trọng lao động chuyên trách về CNTT. Nguyên nhân là do khó khăn về biên chế, chế độ lương và đãi ngộ cũng như điều kiện làm việc nên rất khó tuyển dụng được cán bộ có trình độ chuyên sâu về CNTT.

 

Xếp hạng Việt Nam ICT - Index của Bình Phước năm 2011:

Xếp hạng chung: 49/63 tỉnh thành, tăng 4 bậc so với năm 2010
Xếp hạng nhóm thành phần:

- Hạ tầng kỹ thuật: 62/63 (rớt 6 bậc)
- Hạ tầng nhân lực: 41/63 (tăng 11 bậc)
- Ứng dụng: 36/63 (tăng 5 bậc)
- Sản xuất kinh doanh: 58/63 (rớt 9 bậc)
- Môi trường tổ chức chính sách: 41/63 (rớt 3 bậc)

 

Việt Nam ICT - Index lần đầu tiên được Hội Tin học Việt Nam công bố năm 2003, là chỉ số xếp hạng về công nghệ thông tin và viễn thông (ICT) đầu tiên của Việt Nam do chính người Việt Nam thực hiện và là chỉ số được đánh giá độc lập. Chỉ số này nhằm đưa ra đánh giá khách quan về tình hình phát triển và ứng dụng ICT của các tỉnh thành, bộ ngành và các doanh nghiệp Việt Nam. Trước đây, các chỉ số về ICT của Việt Nam được công bố đều trích dẫn từ các nguồn nước ngoài.

Các đánh giá về ICT - Index năm 2011 dựa trên 35 chỉ tiêu, tăng 2 chỉ tiêu so với năm 2010, bao gồm tỷ lệ cán bộ, công nhân viên chức được tập huấn, hướng dẫn sử dụng các phần mềm nguồn mở thông dụng và tỷ lệ máy tính trong các cơ quan nhà nước của tỉnh/thành có kết nối với mạng chuyên dùng của tỉnh/thành phố hoặc của Chính phủ (CPNet). Đà Nẵng lần thứ 3 liên tiếp dẫn đầu cả nước về chỉ số mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (ICT - Index). TP.HCM tiếp tục xếp ở vị trí thứ 2 và Bắc Ninh tiến thêm 24 bậc, xếp thứ 3.

Năm 2011 là năm thứ 6 liên tiếp Hội Tin học Việt Nam phối hợp với Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT thực hiện việc thu thập số liệu, phân tích, đánh giá và đưa ra báo cáo về về mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT ở Việt Nam.

 

Trần Phương

 

  • Từ khóa
97167

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu