Thứ 6, 10/05/2024 09:21:47 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Khoa học - Công nghệ 23:14, 12/04/2012 GMT+7

Đề xuất giải pháp tăng trưởng theo hướng cạnh tranh

Thứ 5, 12/04/2012 | 23:14:00 151 lượt xem

Ngày 12-4, Hội đồng khoa học và Công nghệ tỉnh đã tổ chức họp xét duyệt đề cương đề tài khoa học “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Phước theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ 2011-2020 và tầm nhìn 2025” do PGS.TS Lương Minh Cừ, Hiệu trưởng và TS. Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư, phòng nghiên cứu khoa học trường Đại học Tài chính - Marketing TP. Hồ Chí Minh đồng chủ nhiệm.

Mục tiêu của đề tài nhằm phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế trong quá trình thực hiện các giải pháp hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bình Phước giai đoạn 2005-2010; đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng cạnh tranh.

Lợi ích và tác động kết quả dự kiến qua nghiên cứu là xây dựng đường lối, pháp luật, chính sách; tác động đối với phát triển kinh tế - xã hội; đối với nơi ứng dụng kết quả nghiên cứu; đối với phát triển lĩnh vực khoa học có liên quan; đối với đào tạo cán bộ khoa học.

Tại buổi xét duyệt đã có nhiều ý kiến phản biện từ các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế, nhận xét, đánh giá của các thành viên của hội đồng khoa học và công nghệ. Nhiều ý kiến cho rằng, đề tài còn mang tính chung chung, chưa có dấu ấn đặc thù của tỉnh Bình Phước.

Chủ tịch hội đồng khoa học và Công nghệ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Thạch cho rằng, ban chủ nhiệm đã xây dựng đề cương nêu đặc thù Bình Phước quá ít dẫn đến lý thuyết xuông, thiếu thực tiễn. Ông yêu cầu ban chủ nhiệm phải viết lại đề cương theo góp ý của các thành viên hội đồng và trên tinh thần kinh tế Bình Phước phải cạnh tranh, đi lên từ sở trường của mình để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp. Đề tài phải thay đổi theo hướng cạnh tranh từ nay đến năm 2025 (không cần định hướng tầm nhìn) và thời gian nghiên cứu là tăng thêm 1 năm, đến 2014.

Mặc dù còn nhiều khiếm khuyết, tuy nhiên, sau khi bỏ phiếu, đề tài đã được đồng ý cho triển khai.

NT

  • Từ khóa
97166

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu