Thứ 7, 27/07/2024 20:01:46 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1

Những câu chuyện cảm động đầy nước mắt của những người trong cuộc là sự thật minh chứng cho cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam. Đó là cuộc chiến tranh chính nghĩa vì sự trường tồn của hai dân tộc, thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, cao cả giữa Việt Nam và Campuchia.

Tháng 4 không khí ngoài trời ở tỉnh Kratie nóng như đổ lửa. Thế nhưng từ sáng sớm bà con ở phum Congpongcham, huyện Sambo đã tất bật, người nổi lửa thổi cơm, người giết gà, mổ heo, người lo dựng rạp, bàn ghế để chuẩn bị đón đoàn cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn Phú Lợi, quân tình nguyện Việt Nam năm xưa sang thăm bà con, thăm lại chiến trường xưa. Người già lẫn trẻ con ai ai cũng lâng lâng, náo nức muốn gặp lại những anh bộ đội ngày xưa.

Hơn 45 năm trôi qua, các anh, các chị ngày xưa giờ mái đầu đã bạc trắng, có người đã 75-80, ngoài 80, còn các anh bộ đội Việt Nam thư sinh, trẻ trung ngày nào giờ tuổi cũng đã 65-70. Mọi người nhìn nhau, nhận ra nhau rồi nước mắt lại tuôn trào. Ký ức của hơn 45 năm về trước chợt ùa về...

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 2

Ông Mong Sô Mây, 85 tuổi, nguyên Chủ tịch phum Congpongcham nhớ lại: Những tháng ngày trước năm 1979, tỉnh Kratie nói chung, huyện Sambo nói riêng là một đại công xã khổng lồ, bọn Pôn Pốt gom dân vào một chỗ để cai trị và phải làm bất cứ việc gì do chúng điều động, sai khiến. Trong đó, đa phần là người già và phụ nữ, còn thanh niên từ 13-14 tuổi trở lên chúng bắt vào lính để đánh bộ đội Việt Nam. Suốt bao năm trời bị giam hãm, đày đọa, làm việc từ 15-18 giờ mỗi ngày, đói khát, bênh tật, bà con cứ thế chết dần, chết mòn. Chỉ khi có sự xuất hiện của Quân tình nguyện Việt Nam tiến đánh vào giải phóng, bà con mới được trở về thôn sóc, phum làng tạo dựng lại cuộc sống mới.

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1

Ông Mong Sô Mây (thứ 3, bên phải) chụp hình với với Thiếu tướng Võ Quyết Chiến, nguyên Chính ủy Binh đoàn 16, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 7, cựu quân tình nguyện Tiểu đoàn Phú Lợi

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1






Nhiều người dân Campuchia phải rời bỏ thôn sóc, phum làng để lánh nạn sang Việt Nam dưới thời Pôn Pốt. Ảnh: TTXVN

Khi ấy, bộ đội Việt Nam xuất hiện như đội quân nhà Phật, những vị cứu tinh của phum làng đánh đuổi bọn Pôn Pốt trốn chạy vào rừng sâu rồi cùng bà con cùng ăn, cùng ở, cùng làm, tái thiết lại quê hương. Ngày ấy, mặc dù đã thoát khỏi cảnh tù đày dưới chế độ Pôn Pốt tàn khốc nhưng cuộc sống bà con khó khăn lắm. Đất đai thì bao la nhưng có được canh tác gì đâu, không có gạo ăn, bệnh tật, nhất là bệnh sốt rét có thuốc gì đâu mà điều trị. Lúc đó tất cả chỉ biết dựa vào bộ đội Việt Nam cùng san sẻ ký gạo, viên thuốc để vượt qua đói khát, bệnh tật. Từ đó nghĩa tình quân dân hai nước càng thêm sâu đậm. Ông nói: “Ngày ấy, tôi ngày đêm gần gũi bám sát bộ đội Việt Nam để ngăn ngừa kẻ xấu trà trộn trong dân, chỉ điểm cho bọn tàn quân Pôn Pốt phục kích đánh bộ đội. Giờ tôi được gặp lại những người từng chiến đấu chung để chống lại chế độ diệt chủng, cảm xúc của tôi không có gì có thể so sánh được tình cảm này. Tôi vui như gặp lại người thân của mình sau hơn 45 năm xa cách”.

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1



Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1


Bộ đội tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã sát cánh cùng nhân dân Campuchia chống lại chế độ Pôn Pốt cũng như trong giai đoạn tái thiết đất nước. Ảnh tư liệu

Ở xã Sandan, huyện Sambo còn có ông Sơn Giáp, 85 tuổi, nguyên Xã đội trưởng xã Sandan, người đã sát cánh cùng Quân tình nguyện Việt Nam trong hàng trăm cuộc truy lùng bọn tàn quân Pôn Pốt. Dù đói khát bệnh tật nhưng ông vẫn cùng bộ đội Việt Nam chia ngọt sẻ bùi. Ông kể lại: "Năm 1979, đêm hôm ấy, có một gia đình Campuchia 4 người bị sốt rét nặng chờ chết do đói và bệnh. Tôi chạy ngay đi tìm bộ đội Việt Nam cứu giúp. Khi đó, sốt rét nhiều lắm nên thuốc quý hơn vàng. Thế nhưng, chỉ huy đã cử bộ đội Việt Nam về cứu sống cả 4 người, cả phum vui mừng khôn xiết".

Quá cảm xúc trong cuộc hội ngộ lần này, ông bày tỏ: “Tôi là một trong những người trải qua chiến tranh tàn khốc. Nếu như không có Quân tình nguyện Việt Nam qua kịp thời thì tôi và nhân dân Campuchia không có cuộc sống như ngày hôm nay. Tôi rất biết ơn Quân tình nguyện Việt Nam đã giúp nhân dân Campuchia có được nền hòa bình. Từ khi giải phóng cho đến nay, đời sống người dân Campuchia đã có nhiều tiến triển, kinh tế phát triển, người dân được sống trong nền hòa bình”.

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1

Ông Sơn Giáp, 85 tuổi (thứ 3, từ phải qua) chụp hình lưu niệm cùng các cựu quân tình nguyện Tiểu đoàn Phú Lợi

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1

Ở xã Ka Cần Đa, thị xã Kratie có ông Tép Thua, mãi đến bây giờ khi nhắc đến bộ đội Việt Nam thì gia đình ông không thể nào quên những ngày tháng gian khổ sau năm 1979. Cả gia đình ông từ công xã của Pôn Pốt được bộ đội Việt Nam giải thoát trở về quê hương và cũng chính bộ đội Việt Nam cưu mang, đùm bọc trong những ngày đói cơm, lạt muối. 

Ông Tép Thua nhớ lại: “Ngày ấy tôi đã chứng kiến bao cảnh đời đói khát, cơ cực, gia đình nào cũng có người thân bị Pôn Pốt sát hại. Sau khi có bộ đội Việt Nam đến, cuộc sống mới bắt đầu hình thành. Năm 1978, Mặt trận dân tộc đoàn kết Campuchia kêu gọi người dân đứng lên giải phóng đất nước. Bộ đội Việt Nam sang đây rất là tốt, giúp đỡ người dân chúng tôi rất nhiều. Gia đình tôi rất biết ơn bộ đội Việt Nam, những người đã cống hiến cả tuổi thanh xuân của mình, hoàn thành nhiệm vụ quốc tế”.

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1

Ông Tép Thua chụp hình lưu niệm với ông Phạm Đình Long, nguyên chiến sĩ Tiểu đoàn Phú Lợi

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1


Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1

Người dân vẫy tay chào mừng những người lính tình nuyện Việt Nam trên một con đường ở thủ đô Phnom Penh. Ảnh: TTXVN

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 2

Thiếu tướng Võ Quyết Chiến, nguyên Chính ủy Binh đoàn 16, nguyên Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 7, cựu quân tình nguyện Tiểu đoàn Phú Lợi ngày ấy đã tìm được người chị Campuchia cứu sống ông hơn 45 năm trước. Ông bồi hồi nhớ lại: “Lúc đó, tôi là chiến sĩ, trong một lần đơn vị hành quân trong rừng xanh, do bị sốt rét ác tính, tôi nằm lại chốt để điều trị và bệnh ngày trở nặng đi lại không nổi. Lúc đó, Sô Kha, chị chủ nhà thương tình vội vàng nấu cháo để tôi có sức uống thuốc điều trị bệnh nhưng tôi không dám ăn vì lúc đó tình hình còn căng thẳng, vàng thau lẫn lộn, bọn Pôn Pốt thường trà trộn sống trong dân tìm cơ hội để giết bộ đội Việt Nam. Lúc đó tôi đói lắm, nhưng sợ trong cháo có thuốc độc nên kiên quyết không ăn. Chị Sô Kha thương tình nhiều lần lấy gạo, vo gạo trước mặt để tôi thấy mà mạnh dạn ăn nhưng tôi vẫn không dám ăn. Đơn vị hành quân trở về, chị Sô Kha khóc và kể lại sự tình cho chỉ huy nghe. Lúc đó, tôi cũng đã ngất lịm vì đói, sốt rét hành hạ. Và chính chị Sô Kha là người bón cho tôi từng thìa cháo, viên thuốc đến khi tôi lành bệnh hẳn. Nghĩa tình người dân Campuchia với bộ đội Việt Nam là như vậy đó, như bát nước đầy…”.

Gặp lại người cựu chiến binh Quân tình nguyện Việt Nam năm xưa, bà Sô Kha không thể tin vào mắt mình. Bà nghẹn ngào nói trong nước mắt: “Đây quả là một giấc mơ. Không biết cuộc đời này cho chị em ta gặp lại lần nữa trước khi về thế giới bên kia nữa hay không”. Thế rồi, những ký ức, những kỷ niệm của những ngày gian khó cùng nhau đánh đuổi Pôn Pốt Iêng Sary cứ hiện về qua những câu chuyện đầy đau thương và nước mắt của những người trong cuộc.

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1

Thiếu tướng Võ Quyết Chiến, nguyên Chính ủy Binh đoàn 16, nguyên Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 7, cựu quân tình nguyện Tiểu đoàn Phú Lợi chụp hình lưu niệm cùng gia đình bà Sô Kha (người mặc áo tím)

Còn ông Phan Minh Hoàng, nguyên là cán bộ thông tin Tiểu đoàn Phú Lợi nhớ lại: “Tôi có mặt ở tiểu đoàn từ đầu năm 1978, lúc đó biên giới Tây Nam ác liệt lắm. Thời điểm này, bọn Pôn Pốt rất đông và mạnh, chúng tràn sang biên giới nước đánh phá, hãm hiếp, giết dân Việt Nam nhiều lắm, nhất là ở thôn Xa Trạch, xã Hưng Phước, huyện Bù Đốp. Chúng đánh sâu vào nội địa Việt Nam, bộ đội Tiểu đoàn Phú Lợi cùng các đơn vị vũ trang khác phải chống trả quyết liệt và cũng hy sinh nhiều lắm. Những trận đánh tiêu biểu như Đồi 100, 102, 107 Cầu Cát Đai... Sau khi có lời kêu gọi của Mặt trận dân tộc cứu nước Campuchia, bộ đội Việt Nam mới chính thức cùng lực lượng cách mạng nổi dậy của Campuchia đánh sang đất Campuchia và giải phóng toàn bộ tỉnh Kratie. Sau chiến thắng ngày 7-1-1979 tiếng súng đã dần lùi xa nhưng cuộc chiến chống đói, bệnh tật lại nổi lên. Bộ đội Việt Nam thời đó gạo không đủ ăn phải ăn độn bo bo, nhưng vẫn san sẻ với người dân Campuchia từng ký gạo, viên thuốc. Một năm sau, khi trồng và thu hoạch được lúa, hoa màu, người dân Campuchia lại giúp đỡ lại bộ đội Việt Nam, khi thì thúng gạo, con cá, con khô, khi thì trái bầu, trái mướp... Tình nghĩa cứ thế nhân dần lên, càng keo son gắn bó”.

Ông Phan Minh Hoàng khẳng định: Chế độ diệt chủng Pôn Pốt không chỉ là một thảm họa với dân tộc Campuchia mà còn là một nguy cơ lớn đối với dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, giúp nhân dân Campuchia giải phóng “cũng là mình tự giúp mình”. Vì thế, chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam là cuộc chiến tranh chính nghĩa, sự tự vệ chính đáng của dân tộc nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, cao cả của dân tộc Việt Nam đối với nhân dân nước bạn Campuchia.

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1

Nhà báo Phan Minh Hoàng, nguyên cán bộ thông tin Tiểu đoàn Phú Lợi, nguyên Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Phước (tác giả) chụp hình cùng Trung tá Vut Thy, Tham mưu phó Tiểu khu quân sự tỉnh Kratie, Quân đội Hoàng gia Campuchia trước Đài tưởng niệm Quân tình nguyện Việt Nam tại tỉnh Kratie, Vương quốc Campuchia

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 2 Tiểu đoàn Phú Lợi ra đời vào năm 1965 tại xóm Vườn Trầu, ấp Hố Mên (vùng giải phóng xã Long Nguyên, huyện Bến Cát), tỉnh Thủ Dầu Một (nay là tỉnh Bình Dương) trong bối cảnh “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - ngụy bước vào giai đoạn thất bại. Mỹ chuẩn bị tiến hành một kiểu chiến tranh mới - “Chiến tranh cục bộ”.

Với phương châm “Đã đánh là tiêu diệt, ra quân là chiến thắng”, Tiểu đoàn Phú Lợi là đơn vị chủ lực cơ động đầu tiên của lực lượng vũ trang tỉnh Thủ Dầu Một với quân số hơn 500 cán bộ, chiến sĩ.

Khi chiến tranh biên giới Tây Nam chính thức nổ ra, lúc đó Tiểu đoàn Phú Lợi làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới ngày đêm phải chiến đấu với kẻ thù. Ngày 23-5-1978, Trung đoàn 260 của Pôn Pot lại một lần nữa tràn sang biên giới bao vây, đánh vào Đại đội 2 và 3 của Tiểu đoàn Phú Lợi. 

Với nhiệm vụ chốt chặn, chống Pôn Pot lấn chiếm qua đất Việt Nam, trong khoảng 1 tuần chiến đấu ác liệt, đói, khát, thiếu thốn, khó khăn trăm bề, quân số chỉ bằng 1/5 kẻ thù nhưng Đại đội 2 và Đại đội 3 đã dũng cảm chiến đấu đến viên đạn cuối cùng để mở đường thoát thân, đảm bảo tình hình.

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 2 Tiếp đó, theo đề nghị của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, Tiểu đoàn Phú Lợi, quân tình nguyện Việt Nam phối hợp lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia tổng tấn công giải phóng tỉnh Kratie và toàn bộ đất nước Campuchia (ngày 7-1-1979), cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng.

Về lại chiến trường xưa lần này, các cựu binh Tiểu đoàn Phú Lợi đều dâng trào bao cảm xúc. Những người đã từng giúp đỡ cưu mang bộ đội Việt Nam ngày ấy đã ra đi rất nhiều vì tuổi già, còn chăng chỉ một số ít nhớ về ký ức xưa. Thế nhưng sau hơn 45 năm gặp lại, tình cảm vẫn đậm sâu, vẹn nguyên như mới hôm qua. Bên ly trà, chén rượu thốt nốt say nồng, cùng nhau bên điệu múa lâm thôn tưởng nhớ lại những ngày kề vai sát cánh bên nhau, cùng nhau xây dựng lại cuộc sống mới. 

Trung tá Vut Thy, Tham mưu phó Tiểu khu quân sự tỉnh Kratie, Quân đội Hoàng gia Campuchia không dấu được cảm xúc khi chứng kiến cuộc hội ngộ nghĩa tình này. Ông bày tỏ: “Tôi rất vui mừng và phấn khởi khi chứng kiến đoàn cựu chiến binh về thăm chiến trường xưa. Những người từng tham gia chiến đấu giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng. Sự trở lại này là dịp để chúng ta nhớ lại những chiến công và sự hy sinh của Quân tình nguyện Việt Nam. Cho tới ngày hôm nay, chúng ta vẫn hợp tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Quân tình nguyện Việt Nam đưa về nước. Chúc tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam và Camphuchia mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững”.

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1



Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 2 Kratie giờ đây đổi thay nhiều lắm, từ phố thị, con đường đến chùa chiền, trường học... Đặc biệt, đời sống người dân không ngừng phát triển đi lên, bộ mặt nông thôn thay đổi bất ngờ. Đường sá mở rộng, nhà cửa khang trang yên bình bên dòng sông Mê Kông lộng gió. “Áo mới” cho tỉnh Kratie nói riêng, đất nước chùa tháp Campuchia nói chung có sự đóng góp âm thầm và lặng lẽ của những cựu binh, cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn Phú Lợi năm xưa cũng như Quân tình nguyện Việt Nam (đội quân nhà Phật) của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1

Hơn 45 năm sau ngày Campuchia giải phóng, nhiều vùng chiến trường xưa nay đã hồi sinh. Trong ảnh: Đường vào tỉnh Kratie hôm nay

Chiến tranh đã lùi xa, những người chứng kiến cuộc bảo vệ biên giới Tây Nam giờ đây người còn, người mất nhưng những câu chuyện của đoàn cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn Phú Lợi, quân tình nguyện Việt Nam năm xưa sang thăm bà con, thăm lại chiến trường xưa và qua lời kể của những người trong cuộc là những bằng chứng lịch sử bác bỏ hoàn toàn luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch trong và ngoài nước về cuộc chiến tranh, nhất là luận điệu cho rằng Cuộc tấn công của quân đội Việt Nam là cuộc chiến tranh “xâm lược”, Việt Nam “lấn chiếm” Campuchia…

Sự thật cho thấy, cuộc chiến đấu chống lại quân Pôn Pốt là hành động tự vệ chính đáng và cần thiết của nhân dân Việt Nam nhằm chống lại hành động chiến tranh xâm lược của kẻ thù. Đồng thời, thông qua cuộc chiến đó, Việt Nam cũng đã giúp đỡ cho nhân dân Campuchia đang trên bờ vực diệt vong chống lại chế độ diệt chủng. Đó là hành động thể hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả, góp phần giữ vững hòa bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Vì vậy, mọi luận điệu xuyên tạc về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam đều đáng bị lên án và trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên, nhân dân hai nước là phải đấu tranh để chống lại những luận điệu xuyên tạc trên nhằm giữ gìn, củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Campuchia ngày càng tốt đẹp hơn.

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1

Đoàn cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn Phú Lợi đến thắp hương tại Đài tưởng niệm quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1

Bến đò Sambo ngày xưa đưa quân tình nguyện qua sông đánh đuổi tàn quân Pôn Pốt

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1

Đoàn cựu binh Tiểu đoàn Phú Lợi trên dòng sông Mê Kông yên bình

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1

Múa lâm thôn mừng hơn 45 năm ngày gặp lại

Về thăm lại chiến trường xưa năm nào, thắp nén nhang thơm ngay vị trí những đồng đội đã hy sinh vì nghĩa vụ quốc tế cao cả, vì lý tưởng cao đẹp, vì cuộc sống của người dân Campuchia, chứng kiến sự hồi sinh của nước bạn Campuchia, những người lính Quân tình nguyện Việt Nam của Tiểu đoàn Phú Lợi cảm thấy vui mừng và tự hào bởi họ đã góp phần vun đắp tình đoàn kết, gắn bó, thủy chung giữa 2 dân tộc Việt Nam - Campuchia đến nay mãi mãi keo sơn, bền vững.

Minh Hoàng - Thanh Nhàn - Văn Minh - Diệc Quyền

 

  • Từ khóa

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu