Thứ 2, 06/05/2024 16:57:47 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C

Chiến thắng của 150 ngày đêm chiến đấu giữ đường 13 trong chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972 được xem như khúc tráng ca bất tử. Ròng rã 5 tháng hứng mưa bom, bão đạn của kẻ thù, nhưng Sư đoàn 7 và quân, dân địa phương đã không bị khuất phục, chiến đấu anh dũng, hoàn thành nhiệm vụ “Chốt cứng, chặn đứng, không cho một chiếc xe, một tên địch vượt qua”, góp phần vào thắng lợi của chiến dịch Nguyễn Huệ (4-1972 - 1-1973), tạo ra thế và lực mới của ta trên chiến trường Nam bộ. Nhìn lại chiến thắng này sau 50 năm, các vị tướng lĩnh, cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu trong chiến dịch đã có những chia sẻ đầy xúc động.

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 2

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh, nguyên Chính ủy Trung đoàn 141, Sư đoàn 7, nguyên Phó Tư lệnh chính trị Quân đoàn 4 kể: Năm 1972, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ chỉ huy Miền quyết định mở cuộc tiến công chiến lược trên đất miền Nam nhằm tiêu diệt phần lớn sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng, góp phần làm thay đổi cục diện chiến tranh ở Việt Nam.

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 2

Đồng chí Trần Văn Trà triển khai kế hoạch tác chiến trong chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972 ở Bình Long. Nguồn ảnh: Bảo tàng Bình Phước

Cuộc tiến công này, ta chủ trương đánh 3 đòn chiến lược. Thứ nhất, tiêu diệt sinh lực địch trên chiến trường đã lựa chọn. Thứ hai, tấn công và nổi dậy ở các vùng nông thôn, dân cư và đánh phá bình định. Thứ ba, đấu tranh ngoại giao, chính trị ở các đô thị. Ba đòn chiến lược này phối hợp với nhau. Bộ chỉ huy Miền chọn mục đích chính là giải phóng An Lộc.

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 3

Sơ đồ chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972. Ảnh: Tư liệu

Vào chiến dịch Nguyễn Huệ, Quân ủy Miền sử dụng 3 sư đoàn bộ binh, gồm Sư đoàn 5, Sư đoàn 9 và Sư đoàn 7, cùng các trung đoàn độc lập, binh chủng đặc công, xe tăng, công binh tập trung đánh vào các mục tiêu đã chủ động lựa chọn. Trong đó, Sư đoàn 5 đánh chi khu Lộc Ninh, giải phóng Lộc Ninh để đưa Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam về đây; Sư đoàn 9 tấn công tiểu khu Bình Long; Sư đoàn 7 chốt chặn Tàu Ô - Xóm Ruộng với mục tiêu “chốt cứng, chặn đứng, không cho một tên địch, một chiếc xe tăng nào từ Chơn Thành lên và từ Bình Long xuống”.

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 2

Đợt 1 của chiến dịch mở màn rạng sáng ngày 1-4-1972. Chỉ sau 8 ngày tiến công, kết quả giải phóng Lộc Ninh ngày 7-4 đã làm nức lòng quân, dân khu vực Đông Nam Bộ. Thắng lợi của trận đánh then chốt giải phóng Lộc Ninh và sau đó là trận đánh chiếm thị xã An Lộc (từ 13-4 đến 15-5) trong đợt 1, đã góp phần quyết định vào thắng lợi của Chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972 trên chiến trường Đông Nam Bộ.

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 3

Tranh vẽ tái hiện những trận đánh diệt xe tăng trên đường 13 của cựu chiến binh Ngô Xuân Mai

Một trong những nét đặc sắc của nghệ thuật tiến công của chiến dịch được các tướng lĩnh, chuyên gia quân sự nhìn nhận chính là phòng ngự chủ động, phát huy sức mạnh của các chốt nhằm tạo thế vững chắc cho lực lượng cơ động tiến công địch ngoài công sự.

Trung tướng Nguyễn Văn Thái, nguyên Chính ủy Sư đoàn 7, Quân đoàn 4, nguyên Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị nhấn mạnh: “Chúng tôi đã rút ra cách đánh phù hợp, sáng tạo trong chiến đấu phòng ngự. Gọi là chốt chặn nhưng thực chất là chiến đấu phòng ngự, mà đây là phòng ngự tích cực chứ không phải phòng ngự tiêu cực. Phòng ngự tiêu cực nghĩa là mình đợi địch đến mới đánh, còn phòng ngự tích cực là vừa chống địch vừa tiến công từ phía sau địch”.

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 2

Trong đợt 2 của chiến dịch (từ 16-5 đến tháng 9-1972), nhiệm vụ trọng tâm của Sư đoàn 7 là bao vây cô lập tỉnh Bình Long, tổ chức chặn đường 13, đánh bại các cuộc hành quân mở đường lên Bình Long và từ Bình Long chạy ngược về Sài Gòn để bảo vệ hành lang cho vùng giải phóng. 150 ngày đêm giữ đường 13 trở thành cuộc đọ sức lịch sử, giao tranh ác liệt giữa lực lượng bộ đội chủ lực Sư đoàn 7, lực lượng vũ trang địa phương với quân Mỹ - ngụy nhằm ngăn chặn quân địch chi viện từ Chơn Thành lên và quân địch rút chạy từ Bình Long về.

Trung tướng Nguyễn Văn Thái nhớ lại những ngày chiến đấu ác liệt: “Địch đã sử dụng cả lực lượng dù, cả Sư đoàn 21 ngụy, cả một trung đoàn thuộc Sư đoàn 25 của vùng 3 chiến thuật để thực hiện tấn công, nhưng chỉ đẩy lùi chúng ta được một phần và cũng không chọc thủng được. Trong khi đó ở phía Bắc Chơn Thành thì lực lượng Núi Gió nhảy dù bị một trung đoàn của Sư đoàn 7 và Trung đoàn 1 của Sư 9 đánh. Khi địch nhảy dù xuống Tân Khai thì bị Trung đoàn 141 của Sư 7 chặn đánh nên không tiến xuống Tàu Ô được. Như vậy là ở cả 2 phía địch chỉ tiến được một phần chứ không thông được Tàu Ô. Địch thay phiên nhau liên tục tấn công, ta cũng thay phiên nhau giữ trận địa”.

Đường 13 trở thành nơi diễn ra cuộc đọ sức giữa lực lượng bộ đội chủ lực Sư đoàn 7, lực lượng vũ trang địa phương với quân Mỹ - ngụy

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh hồi tưởng: “Ta đào đường hầm từ Tây sang Đông đường 13 để khi địch đánh bom, đánh pháo thì ta lại xuống hầm. Khi hết bộ binh lên tấn công thì ta lại trồi lên đánh, đánh cả ngày lẫn đêm. Công sự chúng tôi làm hầm chữ A hai tầng đều bay hết. Hai bên lợi dụng hố bom để đánh, lấy cả gạo sấy của địch để ăn. Mình ngăn chặn như thế thì sau 150 ngày đêm chúng không chịu nổi, phải chịu thất bại”.

Cuộc chiến đấu khốc liệt, gần 1.000 người lính đã anh dũng ngã xuống trong 150 ngày đêm chiến đấu ngoan cường, góp phần bảo vệ vùng giải phóng Lộc Ninh, giữ vững thế tiến công để giải phóng miền Nam. Đó là 150 ngày đêm lịch sử đầy hy sinh mà mãi mãi bất tử. “Trong các trận chiến đấu bảo vệ chốt chặn trong 150 ngày đêm, Sư 7 hy sinh 891 đồng chí, quân dân địa phương 120 người”, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh ngậm ngùi.

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 2

50 năm đi qua, khúc tráng ca bất tử Tàu Ô - Xóm Ruộng vẫn vang mãi trong trí nhớ của những người đồng chí, đồng đội. Dẫu tuổi đã cao, sức khỏe không còn như trước, nhưng mỗi khi có dịp, các cựu chiến binh của Sư đoàn 7 anh hùng lại tề tựu về Di tích lịch sử quốc gia địa điểm chiến thắng chốt chặn Tàu Ô, thắp nén nhang tưởng nhớ hơn 1.000 anh linh đã ngã xuống trong 150 ngày đêm để làm nên chiến thắng.

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 3

Các cựu chiến binh của Sư đoàn 7 anh hùng tề tựu về Di tích lịch sử quốc gia địa điểm chiến thắng chốt chặn Tàu Ô thắp nén nhang tưởng nhớ hơn 1.000 anh linh đã ngã xuống trong 150 ngày đêm để làm nên chiến thắng

Cựu chiến binh Đặng Phúc Định, nguyên là chiến sĩ đại đội hỏa lực B41 của sư đoàn từng tham gia chiến đấu tại mặt trận Tàu Ô - Xóm Ruộng xúc động: “Mỗi lần ghé thắp nhang cho đồng đội, ký ức của một thời chiến tranh lại trở về trong tôi. Tôi nhớ đường 13 là con đường chiến lược của chế độ Việt Nam Cộng hòa, hai bên đường ủi trắng cách mỗi bên 1km vào tận bìa rừng. Những ngày chiếm lĩnh trận địa năm 1972, chúng tôi đào hầm rất vất vả, đi vào tận trong bìa rừng mới tìm được những lùm cỏ để ngụy trang trên nóc hầm của mình. Tôi rất tự hào là chiến sĩ của Sư đoàn 7 tham gia chiến dịch Nguyễn Huệ”.

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 2


Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1

Đường 13 năm xưa giờ đã là Quốc lộ 13, tuyến đường huyết mạch nối thông TP.HCM - Bình Dương - Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên góp phần tạo sức bật cho kinh tế vùng

50 năm đi qua, đường 13 hôm nay đang vang lên bản hùng ca của sự phát triển. Con đường chiến lược năm xưa, nay vẫn giữ vai trò chiến lược, kết nối giao thương giữa Bình Phước với các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trở thành động lực phát triển của Bình Phước trong tương lai không xa.

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 2

 

  • Từ khóa

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu