Thứ 6, 26/04/2024 15:54:20 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Văn hóa 10:54, 15/09/2014 GMT+7

Tượng đài tôn vinh ai?

Thứ 2, 15/09/2014 | 10:54:00 127 lượt xem

Toàn cảnh Đài tưởng niệm Lão dân quân Hoằng Trường anh hùng

 

Tượng đài Lý Tự Trọng ở một tỉnh phía bắc không quá lớn, sau lưng tượng là hai tấm đá lớn ghi lại câu chuyện về người anh hùng. Đằng trước cũng có biển ghi tên tượng với 4 hàng chữ. Dòng thứ nhất ghi Tượng đài Lý Tự Trọng, 3 dòng sau dành cho người đã quyên tiền dựng tượng, gồm dòng ghi tên, dòng ghi chức vụ địa chỉ và cuối cùng là chữ kính tặng. “Công lao của những người đóng góp xây dựng đáng được ghi nhận chứ. Nhưng ghi nhận thế nào lại là chuyện khác. Nếu nhìn vào mặt tiền thế này thì không ổn lắm”, ông Lương Xuân Đoàn, Phó vụ trưởng Vụ Văn hóa - Văn nghệ - Ban Tuyên giáo T.Ư nói.

 
 
 

Ghi như thế khiến người có công góp tiền lại thành ra có lỗi về văn hóa. Vì công đức là không phô trương, là quên bản thân mình. Đằng này lại trở thành khoe  khoang

 
 

Họa sĩ Lê Thiết Cương

 

Việc đóng góp dựng tượng, tượng đài, bia tưởng niệm liệt sĩ là một biểu hiện tấm lòng của người dân. Tuy nhiên, nếu tại các khu di tích có quy định của luật Di sản về việc duyệt trước khi đưa thêm hiện vật mới vào thì tại các không gian công cộng khác lại thuộc phạm vi quản lý của các văn bản về mỹ thuật.

Thiếu khiêm tốn

“Luật cũng chưa có quy định cụ thể đến mức ghi rõ người cung tiến nên đề tên thế nào. Vì thế nên cũng tùy. Nó cũng chưa phải trường hợp quá phổ biến để mà quy định. Ở đây, mình thấy ngay là không nên ghi như thế. Nên có cách ghi nhận cho khiêm tốn hơn. Ghi quá to thì tự dưng đập vào mắt người ta, đã mất hết cả ý nghĩa rồi”, ông Đoàn nhận định.

Tuy chưa đến mức thành phong trào, nhưng việc các tên tuổi đi kèm tượng đài được ghi không thích hợp chẳng hề ít. Một trường hợp khác là tấm bia ghi công đức góp tiền xây đài tưởng niệm liệt sĩ tại thị trấn huyện đảo Trường Sa, quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Tấm bia khá lớn, trên đó không chỉ có tên người cung tiến mà còn ghi nguyên quán của người cung tiến gồm hai phần, phần theo địa giới hành chính cũ, phần theo tên mới hiện nay. Sau nguyên quán tới phần nơi thường trú. Sau nơi thường trú, đơn vị công tác cũng được ghi rõ. Phần cuối tấm bia dành cho số tiền cung tiến tới gần chục tỉ đồng, cùng ngày bắt đầu xây dựng đài tưởng niệm liệt sĩ... “Tôi nhìn thấy mà xót ruột. Ai vào đài tưởng niệm cũng phải đi ngang qua tấm bia này”, một họa sĩ cho biết.

Đài tưởng niệm Lão dân quân Hoằng Trường anh hùng tại xã Hoằng Trường, H.Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, là công trình để tri ân những đóng góp to lớn, sự hy sinh cao cả của 18 cụ lão dân quân xã Hoằng Trường. Chính các cụ là những người đã góp sức 2 lần liên tiếp bắn rơi máy bay Mỹ vào năm 1967. Đài tưởng niệm có biển ghi rõ tên tượng kèm nhà tài trợ, đơn vị thi công và toàn bộ hội đồng duyệt tượng. Danh sách hội đồng này gồm nhiều người, trong đó có Phó giám đốc Sở VH-TT-DL Thanh Hóa, Phó chủ tịch UBND huyện, Phó cục trưởng Cục Mỹ thuật nhiếp ảnh...

Đài tưởng niệm Lão dân quân Hoằng Trường anh hùng có biển ghi rõ tên tượng kèm nhà tài trợ, đơn vị thi công và toàn bộ hội đồng duyệt tượng - Ảnh: T.B
 



Đài tưởng niệm Lão dân quân Hoằng Trường anh hùng có biển ghi rõ tên tượng kèm nhà tài trợ, đơn vị thi công và toàn bộ hội đồng duyệt tượng - Ảnh: T.B
Đài tưởng niệm Lão dân quân Hoằng Trường anh hùng có biển ghi rõ tên tượng kèm nhà tài trợ, đơn vị thi công và toàn bộ hội đồng duyệt tượng

Về những tấm biển ghi công này, họa sĩ Lê Thiết Cương nói: “Ghi như thế khiến người có công góp tiền lại thành ra có lỗi về văn hóa. Vì công đức là không phô trương, là quên bản thân mình. Đằng này lại trở thành khoe  khoang. Người tu hành mà khoe khoang thì tội lỗi còn gấp đôi người thường. Tôi nghĩ người dân chắc chắn sẽ thấy vô cùng phản cảm vì sự khoe khoang ấy”.

Ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật nhiếp ảnh cho biết hiện không có quy định nào cho phép ghi tên người cung tiến theo quy cách như các trường hợp trên cả. “Chúng ta chỉ có quy định về ghi tên tác giả của tượng thôi. Mà tên tác giả ghi ở chỗ kín đáo sau góc bục bệ gì đó thôi, chứ không ghi thêm ai khác”.

Chính vì thế, ông Vi Kiến Thành khẳng định về các trường hợp ghi tên người góp tiền xây dựng như trên là sai. “Như vậy là phạm luật”, ông nói.

Về các trường hợp này, cách xử lý theo ông Thành là yêu cầu tháo bỏ biển đã ghi. “Chúng tôi sẽ gửi công văn yêu cầu từng nơi”, ông cho biết.

Nguồn TNO

  • Từ khóa
90921

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu