Thứ 2, 20/05/2024 01:23:53 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Thời luận 16:06, 18/11/2013 GMT+7

Không đủ sức răn đe

Thứ 2, 18/11/2013 | 16:06:00 124 lượt xem

Ngày 16-9-2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 105/2013/NĐ-CP. Nghị định này quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-12-2013.

Theo nghị định này, hầu hết các mức phạt tiền trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán đều tăng gấp đôi so với mức quy định hiện hành. Cụ thể, theo quy định tại Khoản 4, Điều 7 của nghị định này, mức phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng

đối với một trong các hành vi sau đây: Giả mạo, khai man chứng từ kế toán; thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán; lập chứng từ kế toán có nội dung các liên không giống nhau trong trường hợp phải lập chứng từ kế toán có nhiều liên cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; không lập chứng từ kế toán khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; lập nhiều lần chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; cố ý làm hỏng chứng từ kế toán...

Trong lĩnh vực kiểm toán độc lập, theo quy định tại Khoản 3, Điều 32 thì mức phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng đối với kiểm toán viên hành nghề thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau: Thực hiện kiểm toán cho khách hàng khi không bảo đảm tính độc lập, không đủ năng lực chuyên môn, không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; thực hiện kiểm toán cho khách hàng khi khách hàng, đơn vị được kiểm toán có yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp, yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trái với quy định của pháp luật; thông đồng, móc nối với đơn vị được kiểm toán để làm sai lệch tài liệu kế toán, báo cáo tài chính, hồ sơ kiểm toán và báo cáo sai lệch kết quả kiểm toán; giả mạo, khai man hồ sơ kiểm toán...

Tuy nhiên, tại Khoản 1, Điều 23 của Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2013 lại có quy định cụ thể như sau: Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50 ngàn đồng đến 1 tỷ đồng đối với cá nhân, từ 100 ngàn đồng đến 2 tỷ đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều 24 của luật này. Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 2 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Như vậy, giữa Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 105/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập đã có sự bất cập đến khó tin. Trong khi đó, trong lĩnh vực kế toán thì những hành vi giả mạo, khai man chứng từ kế toán; thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán và trong lĩnh vực kiểm toán độc lập là những hành vi thông đồng, móc nối với đơn vị được kiểm toán để làm sai lệch tài liệu kế toán, báo cáo tài chính, hồ sơ kiểm toán và báo cáo sai lệch kết quả kiểm toán; giả mạo, khai man hồ sơ kiểm toán... sẽ gây thiệt hại cho Nhà nước hàng chục, hàng trăm và thậm chí là hàng chục ngàn tỷ đồng của Nhà nước, mà vụ Vinashin là một bằng chứng.

Dư luận cho rằng, với mức phạt như trong Nghị định 105/2013/NĐ-CP là quá nhẹ và không đủ sức răn đe nên khó ai tin rằng sẽ không còn có Vinashin thứ hai.

N.N

  • Từ khóa

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu