Thứ 2, 20/05/2024 00:37:19 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Thời luận 15:40, 26/10/2013 GMT+7

Những bất cập trong Bộ luật Hình sự

Thứ 7, 26/10/2013 | 15:40:00 198 lượt xem

Theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành, việc tòa án nhân dân các cấp xét xử và áp dụng luật để cho tội phạm tham nhũng được hưởng án treo là đúng. Tuy nhiên, với tỷ lệ các bị cáo phạm tội liên quan đến tham nhũng được hưởng án treo nhiều hơn các loại tội phạm khác đã và đang gây bức xúc trong dư luận.

Theo báo cáo của Tòa án Nhân dân tối cao, tỷ lệ án treo đối với án liên quan đến tham nhũng trong năm 2010 là 36,5%, năm 2011 là 37,1%, năm 2012 là 30,2%.

Việc tỷ lệ các bị cáo phạm tội liên quan đến tham nhũng được hưởng án treo nhiều hơn các loại tội phạm khác đã gây dư luận bức xúc. Một thẩm phán có kinh nghiệm xét xử án hình sự lâu năm ở Tòa án Nhân dân tỉnh cho biết, nguyên nhân chính của tình trạng trên là do quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành. Vì, tại Khoản 1, Điều 60 có quy định như sau: Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.

Đây chính là một trong những điểm bất cập của Bộ luật Hình sự, vì bị cáo phạm các tội về tham những hay các tội có liên quan đến tham nhũng phần lớn nguyên là những người có chức vụ, quyền hạn nên có nhiều tình tiết giảm nhẹ như phạm tội lần đầu, đã có thành tích xuất sắc trong công tác, có nhân thân tốt; luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của công dân... và tất cả những tình tiết ấy là căn cứ để tòa phán quyết cho hưởng án treo. Tuy nhiên, dư luận đặt câu hỏi: Các ưu thế về nhân thân như trên có đủ để đương nhiên cho họ hưởng án treo hay không, trong khi tham nhũng ở nước ta đã và đang được cho là quốc nạn? Như vậy, việc cho tội phạm tham nhũng được hưởng án treo rõ ràng chưa đáp ứng được điều kiện “không gây ảnh hưởng xấu trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm”.

Bất cập thứ hai là những quy định về giảm mức hình phạt. Tại Khoản 1, Điều 58 có quy định như sau: 1. Người bị kết án cải tạo không giam giữ, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương được giao trách nhiệm trực tiếp giám sát, giáo dục, tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt. Người bị kết án phạt tù, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án phạt tù, tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt. Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là một phần ba thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù từ ba mươi năm trở xuống, mười hai năm đối với tù chung thân.

Với quy định trên đã và đang tạo ra kẽ hở để người phạm tội móc nối với người có trách nhiệm giám sát việc thực thi hình phạt của người phạm tội tham nhũng để được giảm án. Vì vậy, những bất cập này cần sớm được sửa đổi.

N.V

  • Từ khóa

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu