Thứ 2, 20/05/2024 03:31:27 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Thời luận 06:39, 22/10/2013 GMT+7

Độ vênh giữa hai đạo luật

Thứ 3, 22/10/2013 | 06:39:00 182 lượt xem

Luật Hôn nhân - Gia đình hiện hành đã được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 9-6-2000 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-2001. Bộ luật Hình sự sửa đổi được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19-6-2009 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2010. Sau hơn 10 năm áp dụng vào thực tiễn cho thấy, giữa hai đạo luật trên có độ “vênh” cần sớm được chỉnh sửa, bổ sung.

Cụ thể là, nếu căn cứ vào quy định của Bộ Luật hình sự cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành của Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và từ thực tiễn xét xử các vụ án hình sự cho thấy: Khái niệm của cụm từ “từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi” được hiểu là người “từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi”. Như vậy, khái niệm của cụm từ “dưới 16 tuổi” với khái niệm của cụm từ “chưa đủ 16 tuổi” là giống nhau. Nói theo cách khác, hai cụm từ trên có nội dung là một.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 9 Luật Hôn nhân - Gia đình và Nghị quyết số 02 năm 2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì, khái niệm của cụm từ “đủ 18 tuổi” không giống với khái niệm của cụm từ “18 tuổi”. Từ căn cứ này cho thấy sự khác nhau về khái niệm của cụm từ “chưa đủ 16 tuổi” với khái niệm của cụm từ “dưới 16 tuổi”. Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là cần làm rõ bốn khái niệm sau: Đủ 16 tuổi, 16 tuổi, chưa đủ 16 tuổi và dưới 16 tuổi.

Ví dụ, Hoàng Văn P sinh ngày 1-1-2010 thì đến ngày 2-1-2025 P đã bước sang tuổi 16, tức là lúc này P đã 16 tuổi nhưng phải đến ngày 1-1-2026 thì P mới đủ 16 tuổi. Từ chứng minh trên cho thấy, khái niệm 16 tuổi = (bằng) với khái niệm đủ 15 tuổi + 1 đơn vị thời gian (đơn vị thời gian này tất nhiên phải nhỏ hơn 1 năm) hay “dưới 16 tuổi” cũng được hiểu là “từ đủ 15 tuổi trở xuống” còn “chưa đủ 16 tuổi” là “từ 16 tuổi trở xuống”. Như vậy thì khái niệm “dưới 16 tuổi” rõ ràng hoàn toàn khác với khái niệm “chưa đủ 16 tuổi”.

Và cũng chính vì sự không thống nhất về thuật ngữ pháp lý trong pháp luật hình sự và pháp luật hôn nhân - gia đình đã gây ra sự rắc rối trong cách hiểu pháp luật, thậm chí còn gây khó khăn cho chính các cơ quan thực thi pháp luật. Cụ thể là tại Khoản 1, Điều 112 trong Bộ luật Hình sự có quy định như sau: 1.  Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Căn cứ vào quy định trên thì người nào có hành vi hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến 15 tuổi 364 ngày 20 giờ thì sẽ bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Cũng với hành vi trên, nhưng được thực hiện sau đó 2 giờ thì mức phạt tù mà người có hành vi phạm tội sẽ không bị khép vào tội hiếp dâm trẻ em.

Tại khoản 1, Điều 9 của Luật Hôn nhân - Gia đình có quy định như sau: Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: 1. Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên; ... Nếu căn cứ vào quy định trên thì một người nữ đến ngày kết hôn tuy đã bước sang tuổi 18, nhưng thực tế mới chỉ 17 tuổi 1 ngày thì có bị coi là tảo hôn hay không?

Rất mong những bất cập trên sớm được các cơ quan chức năng tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi.  

D.V

  • Từ khóa

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu