Thứ 4, 08/05/2024 10:14:42 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Thời luận 04:41, 08/03/2024 GMT+7

Khí thế mới, động lực mới

Tấn Hòa
Thứ 6, 08/03/2024 | 04:41:35 2,147 lượt xem
BPO - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2-2024. Những kết quả trên tất cả lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế; an sinh xã hội, giảm nghèo và quốc phòng, an ninh của tháng 2 đã tạo đà, động lực mới, khí thế mới và cảm hứng mới... để đất nước ta tiếp tục thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong những tháng tiếp theo và cả năm 2024.

Bước vào năm 2024, giới quan sát quốc tế dự báo về những bất ổn, khó lường của nền kinh tế thế giới, nhất là trong quý 1. Nguyên nhân chính vẫn là những diễn biến phức tạp về mâu thuẫn chính trị tại nhiều quốc gia, khu vực chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Bạo lực và các điểm nóng về xung đột vũ trang đang có dấu hiệu lan rộng, sự an toàn của nhiều tuyến đường vận chuyển hàng hóa bị đe dọa. Trong khi đó, an ninh năng lượng, lương thực và những hậu quả của biến đổi khí hậu đang là vấn đề nóng hằng ngày trên toàn thế giới. Những yếu tố này đã tác động lớn tới phát triển kinh tế - xã hội cũng như đời sống của người dân ở nước ta. 

Thế nhưng, bằng sự linh hoạt, quyết tâm cao độ trong chỉ đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương, sự chung sức, đồng lòng vượt khó của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và sự nỗ lực của toàn thể nhân dân... đã đưa đất nước vượt qua “cơn gió nghịch”, giành nhiều thành tựu to lớn trên tất cả lĩnh vực. Điều này đã đưa Việt Nam trở thành điểm sáng trong bức tranh màu xám của kinh tế toàn cầu và là điểm đến hấp dẫn, lý tưởng, an toàn trong thu hút đầu tư và khách du lịch. Những kết quả nổi bật nước ta đạt được trong tháng 2 có thể điểm qua, như kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 4,6% so cùng kỳ năm 2023. Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, sản xuất công nghiệp tăng 5,7% so với cùng kỳ. Thu ngân sách nhà nước trong tháng 2 tăng cao, trên 132,7 ngàn tỷ đồng. Tổng số doanh nghiệp gia nhập thị trường tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2023... 

Dự báo, thời gian tới tình hình thế giới và khu vực sẽ có những diễn biến bất thường, tác động trực tiếp đến nước ta. Trong đó nổi bật là một số vấn đề như giá nguyên liệu đầu vào tăng cao; những rủi ro trên các thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản thế giới; xu hướng bất ổn chính trị, kinh tế - xã hội tiếp tục gia tăng. Trong nước, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, thiếu đơn hàng, nhiều đơn vị thiếu vốn do lãi suất cho vay còn cao; một số ngành, nghề phục hồi chưa rõ nét. Tâm lý trông chờ, ỷ lại hoặc né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức vẫn còn... dẫn đến hiệu suất lao động, hoạt động tham mưu không cao.

Do đó, ngoài ứng phó linh hoạt, chủ động thích nghi với bối cảnh bên ngoài, Việt Nam phải tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và tái cấu trúc một số lĩnh vực, ngành nghề để phát triển bền vững. Việt Nam cũng phải nỗ lực xử lý hàng loạt vấn đề về thanh khoản, lãi suất, tỷ giá, trái phiếu doanh nghiệp hay thị trường bất động sản. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, tăng cường các hoạt động kích cầu tiêu dùng nhằm thúc đẩy phân phối hàng hóa, mở rộng tiêu dùng nội địa, tạo động lực để doanh nghiệp phục hồi và nâng cao hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đây là những nhiệm vụ quan trọng để thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đồng thời tạo sự tăng tốc, bứt phá mới để hoàn thành thắng lợi nghị quyết đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025.

  • Từ khóa

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu