Thứ 5, 09/05/2024 16:09:27 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Tòa soạn và Bạn đọc 15:17, 31/07/2020 GMT+7

Cuộc chiến thầm lặng của những người khắc chế “thần chết”

Thứ 6, 31/07/2020 | 15:17:00 1,168 lượt xem
BPO - Sau gần nửa thế kỷ cuộc kháng chiến chống Mỹ đi qua nhưng Việt Nam vẫn được xem là đất nước bị ô nhiễm môi trường từ bom, mìn. Theo các chuyên gia, Việt Nam phải mất hàng trăm năm nữa mới có thể khắc phục được mối nguy hiểm này.

Bình Phước là địa phương nằm trong số các tỉnh, thành bị ô nhiễm bom, mìn cao của cả nước. Để giảm bớt rủi ro, nguy hại từ bom, mìn còn sót lại sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh Bình Phước, Trung tâm Xử lý bom, mìn thuộc Binh đoàn 16 luôn là lực lượng sẵn sàng ứng phó, khắc chế “thần chết” trong mọi tình huống khi có yêu cầu. Tính trong 3 năm gần đây đã có hàng trăm công trình với cả ngàn ha được Trung tâm xử lý không còn bom, mìn, vật liệu nổ, giúp cho môi trường sống và làm việc của nhân dân được yên bình.

Phóng sự ảnh dưới đây ghi nhận thực tế công việc thầm lặng của những chiến sĩ làm nhiệm vụ cam go, nguy hiểm này.

Các chiến sĩ Trung tâm xử lý bom, mìn Binh đoàn 16 trước giờ vào nhiệm vụ thuộc tuyến biên giới Camphuchia - Tuy Đức, Đắk Nông. Đồng hành với họ là những dụng cụ, thiết bị dò tìm vật liệu nổ và lòng quả cảm

Công đoạn đầu tiên là khoanh vùng, đánh dấu khu vực nghi có vật liệu nổ

Trung tá Nguyễn Minh Nga, Đội trưởng đội dò tìm số 1 Trung tâm xử lý bom, mìn Binh đoàn 16 đứng ngoài chỉ huy công đoạn khoanh vùng, đánh dấu những vùng nghi có vật liệu nổ

Sau những tiếng báo động “ bíp…bíp..” của chiếc máy rà bom, mìn vang lên là 1 chiếc cờ trắng được cắm xuống để đánh dấu điểm nghi có vật liệu nổ

Nhát xẻng đầu tiên được thực hiện là đồng nghĩa đang dò tới “thần chết” nằm sâu dưới lòng đất hàng nửa thế kỷ trước. Công việc thường xuyên của nhiều cán bộ, chiến sĩ công binh là phải lặn lội vào rừng sâu, khu vực biên giới để xử lý vật liệu nổ khi có yêu cầu…

Khi bom, mìn phát lộ cũng là lúc Trung tá Nguyễn Minh Nga và đồng đội căng thẳng nhất vì đây là nhiệm vụ không cho phép một sai sót nào, dù là nhỏ nhất. Bởi một thao tác sai sẽ không có cơ hội để sửa và hậu quả rất khó lường

Sau hàng giờ căng thẳng, đội dò tìm số 1 của Trung tá Nguyễn Minh Nga đã đưa được 1 quả đạn cối lên khỏi mặt đất. Ngoài việc cẩn thận, thao tác nhẹ nhàng, chính xác từng động tác, các cán bộ, chiến sĩ còn phải cẩn trọng với “các cái bẫy”… Vì phía dưới 1 quả đạn nhìn thấy, kẻ địch thường gài 1 quả đạn khác sẵn sàng kích nổ nhằm gây sát thương cao cho các chiến sĩ công binh….

Vật liệu nổ được gom và đưa vào vị trí tập kết, sau  đó chuyển đến đơn vị chức năng xử lý an toàn. Lúc này cán bộ, chiến sĩ công binh rà phá bom, mìn mới thực sự thở phào, nhẹ nhõm

Nguyễn Tấn (thực hiện)

  • Từ khóa
94736

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu