Thứ 2, 20/05/2024 10:03:49 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Tòa soạn và Bạn đọc 00:00, 07/09/2011 GMT+7

Dự thảo luật quảng cáo - khắc phục nhiều bất cập

Thứ 4, 07/09/2011 | 00:00:00 441 lượt xem

Pháp lệnh Quảng cáo hiện hành đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 16-11-2001. Sau hơn 10 năm áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, Pháp lệnh Quảng cáo đã góp phần tích cực vào việc lặp lại trật tự trong hoạt động quảng cáo ở ngoài trời cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, so với nhu cầu phát triển hiện nay, nhiều quy định trong Pháp lệnh Quảng cáo chẳng những không còn phù hợp, mà còn là rào cản. Vì vậy, việc nâng tầm những quy định trong lĩnh vực này lên thành Luật Quảng cáo là rất cần thiết, đồng thời tạo động lực mới để thúc đẩy hoạt động quảng cáo phát triển. Chính vì thế, Chính phủ đã giao cho Bộ Thông tin - Truyền thông soạn thảo dự Luật quảng cáo và sau 4 lần chỉnh sử, dự luật này đã được trình lên Chính phủ. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc về những điểm mới trong dự luật này.

Biển quảng cáo ngoài trời trên đường Hùng Vương, phường Tân Bình (TX. D(ồng Xoài) - Ảnh: H.T


Dự thảo Luật Quảng cáo gồm có 5 chương, với 44 điều. Trong chương I, dự luật đã sửa đổi một số điều của Pháp lệnh Quảng cáo. Cụ thể là Dự luật đã tách phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng thành hai điều riêng biệt; đồng thời bổ sung thêm một số nội dung về chính sách của Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo và chỉnh sửa một số khái niệm trong phần giải thích từ ngữ cho chuẩn xác. Bên cạnh đó, dự luật cũng đã bổ sung một số điều khoản mới, cự thể là: Quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quảng cáo; tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm quảng cáo của mình theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ; tổ chức, cá nhân nếu có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực quảng cáo thì bị xử lý theo quy định của pháp luật…

Ở Chương II, dự luật quy định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người hoạt động kinh doanh dịch vụ quảng cáo; quyền và nghĩa vụ của người quảng cáo. Đặc biệt trong chương này, dự luật đã bổ sung một số quy định mới về quyền của người tiếp nhận quảng cáo và trách nhiệm pháp lý của cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quảng cáo.

Quảng cáo trên báo nói, báo hình (điều 23)

1. Báo nói, báo hình được quảng cáo không quá 5% thời lượng của chương trình; trừ kênh, hệ chuyên quảng cáo.

2. Không quảng cáo ngay sau nhạc hiệu của các chương trình phát thanh, truyền hình, trừ chương trình phim truyện, văn nghệ, thể thao, vui chơi giải trí.

3. Các chương trình sau không được quảng cáo xen giữa: Chương trình thời sự; Các chương trình có thời lượng phát sóng dưới 15 phút.

4. Các chương trình có thời lượng phát sóng từ 15 đến 30 phút được quảng cáo một lần, đến 60 phút được quảng cáo hai lần và từ trên 60 phút được quảng cáo 3 lần, mỗi lần không quá 5 phút.

5. Chương trình chuyên quảng cáo phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

6. Khi thể hiện sản phẩm quảng cáo trong chương trình bổ sung trên báo hình hoặc kênh, hệ phát thanh có hình trên báo nói (bao gồm cả hình thức quảng cáo chạy một chuỗi chuyển động) thì kích thước của sản phẩm quảng cáo không được vượt quá 7% khuôn hình.

7. Quảng cáo cho hai loại hàng hóa cùng loại có nhãn hiệu khác nhau không được phát kế tiếp nhau.

8. Người đứng đầu cơ quan báo nói, báo hình chịu trách nhiệm về hoạt động quảng cáo trên phương tiện của mình.

Trong chương III, dự luật quy định về phương tiện quảng cáo, yêu cầu đối với nội dung, hình thức quảng cáo; tiếng nói, chữ viết Việt Nam. Đồng thời, dự luật cũng đã bổ sung thêm hai loại phương tiện quảng cáo mới. Thứ nhất là các trang thông tin điện tử Internet và các phương tiện truyền dẫn phát sóng. Thư hai là phương tiện điện tử và người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Đồng thời, trong dự luật cũng đã bãi bỏ việc cấp phép quảng cáo trên mạng thông tin máy tính; phụ trang, phụ bản chuyên quảng cáo. Tuy nhiên, những quy định trong dự luật về vấn đề cấp giấy phép quảng cáo vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau. Những ý kiến còn có sự khác nhau này sẽ được Quốc hội lấy ý kiến của các đại biểu trước khi thông qua. Trong phần nội dung của Chương III còn được bổ sung một số điều khoản mới. Cụ thể là dự luật nêu yêu cầu đối với nội dung quảng cáo như sau: Nội dung quảng cáo phải bảo đảm trung thực, rõ ràng, chính xác; đúng với quy cách, chất lượng, công dụng, nhãn hiệu, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, xuất xứ; đúng với phương thức phục vụ , thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, bảo hành. Đồng thời dự luật cũng đưa vào quy định quan trọng là: Quảng cáo không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo.

Đối với quảng cáo trên các phương tiện được truyền dẫn, phát sóng, phương tiện điện tử được dự luật quy định như sau: Tổ chức, cá nhân gửi nội dung các sản phẩm quảng cáo trên các phương tiện truyền dẫn, phát sóng, phương tiện điện tử phải bảo đảm cho người tiếp nhận quảng cáo khả năng từ chối nhận nội dung quảng cáo. Tổ chức, cá nhân không được tiếp tục gửi sản phẩm quảng cáo nếu người tiếp nhận sản phẩm quảng cáo đó thông báo không đồng ý nhận các nội dung quảng cáo. Không được quảng cáo bằng hình thức tin nhắn trên điện thoại từ 23 giờ đến 7 giờ. Đây là quy định hoàn toàn mới và được đông đảo người dân đồng tình. Vì với quy định này, khi luật có hiệu lực thi hành thì người sử dụng điện thoại di động sẽ không còn khổ vì bị “hành” bởi các loại tin nhắn rác, tin nhắn mà người sử dụng điện thoại không có nhu cầu và không thích.

Đối với việc quảng cáo xen trong các loại băng hình, đĩa hình; băng âm thanh, đĩa âm thanh và các thiết bị công nghệ có nội dung văn hóa nghệ thuật, thể thao phải được cơ quan có thẩm quyền duyệt và cho phép thời lượng quảng cáo không được quá 7% tổng thời lượng của băng, đĩa, thiết bị…

Nhật Minh

  • Từ khóa
91834

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu