Thứ 5, 09/05/2024 17:06:17 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Tòa soạn và Bạn đọc 17:28, 12/06/2011 GMT+7

Những vướng mắc trong việc thực thi pháp luật BHXH, BHYT

Chủ nhật, 12/06/2011 | 17:28:00 253 lượt xem

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) hiện hành được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp lần thứ 9, ngày 29-6-2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2007. Để những quy định của luật này đi vào cuộc sống, Chính phủ và Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và BHXH Việt Nam đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện. Tuy nhiên, sau hơn 4 năm áp dụng vào thực tế, những quy định của pháp luật về BHXH đã và đang còn nhiều bất cập, gây không ít phiền hà, rắc rối cho cả cơ quan chuyên môn và người tham gia, nhất là đối với việc làm thủ tục cấp thẻ BHXH, việc gia hạn thẻ BHYT…

Khi được xác định thương tật ổn định thì người lao động
mới được hưởng trợ cấp BHXH
- Ảnh: H.T

Thứ nhất là theo quy định của BHXH Việt Nam, nếu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chậm đóng tiền BHXH, BHYT cho người lao động thì phải chịu nộp tiền phạt, thậm chí còn bị khởi kiện ra tòa án. Nhưng, để người tham gia nhận được sổ BHYT từ cơ quan BHXH lại rất chậm và thủ tục không ít nhiêu khê, phiền hà. Đại diện một doanh nghiệp ở Đồng Xoài cho biết, để có được thẻ BHYT cho người lao động vào thời điểm đầu tháng sau, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ gia hạn trước 15 ngày, trong trường hợp hồ sơ bị trả lại thì đương nhiên người lao động trong đơn vị sẽ không có thẻ BHYT. Chưa hết, trước đây mức đóng của người tham gia BHYT là 3%/tổng mức tiền lương, tiền công trong tháng và từ đầu năm 2010, mức đóng tăng lên 4,5% nhưng chế độ ốm đau của người lao động vẫn dậm chân tại chỗ, tức là không có gì thay đổi so với trước đó.

Một quy định không hợp lý nữa là tại Điều 114 của Luật BHXH có quy định về hồ sơ để được hưởng chế độ tai nạn giao thông thì người lao động phải cung cấp bản sao biên bản của công an. Quy định này trên thực tế rất khó thực hiện vì không phải tất cả các vụ tai nạn giao thông đều có cảnh sát giao thông lập biên bản vi phạm. Đó là chưa kể trường hợp bị tai nạn giao thông trong các đường hẻm, đường liên thôn, liên xã thì làm gì có cảnh sát giao thông?

(Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động - Điều 114)

- Sổ bảo hiểm xã hội.
-
Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm bản sao Biên bản tai nạn giao thông.
-
Giấy ra viện sau khi đã điều trị tai nạn lao động.
-
Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.
- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động.

Cũng theo quy định trên, khi được xác định thương tật ổn định thì người lao động mới được hưởng trợ cấp BHXH. Nghĩa là, trong giấy xuất viện của người lao động không có chữ “tái khám” của bác sĩ điều trị thì mới được lãnh tiền trợ cấp BHXH, còn nếu trong giấy ra viện vẫn có chữ “tái khám” tức là người lao động chưa được hưởng trợ cấp ốm đau. Trong khi đó, từ trước đến nay không bác sĩ nào ký giấy cho bệnh nhân xuất viện mà lại không hẹn ngày tái khám. Nếu người lao động không xin được giấy chứng nhận thương tật thì chuyển sang tính BHXH từ ngày ra giám định y khoa. Tuy nhiên, thời gian xin giám định y khoa lại do doanh nghiệp - người sử dụng lao động quyết định, rồi sau đó mới đưa ra Hội đồng y khoa và phải mất cả tháng mới xong các thủ tục trên. Chính vì thời gian chờ đợi quá dài và phải mất nhiều công sức đi lại nên có không ít người lao động đã từ bỏ quyền lợi mà đáng ra họ phải được hưởng.

(Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp - Điều 115)

- Sổ bảo hiểm xã hội.
- Biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại, trường hợp biên bản xác định cho nhiều người thì hồ sơ của mỗi người lao động có bản trích sao.
- Giấy ra viện sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp, trường hợp không điều trị tại bệnh viện thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp.
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.
- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp.


NV
  • Từ khóa
91754

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu