Thứ 2, 20/05/2024 05:49:16 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Văn hóa 09:51, 17/07/2012 GMT+7

Khu di tích Lam Kinh

Thứ 3, 17/07/2012 | 09:51:00 1,170 lượt xem
Khu di tích lịch sử Lam Kinh cách TP. Thanh Hóa 50km về phía tây, nằm trên địa bàn xã Xuân Lam, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân.

Lê Lợi sau 10 năm lãnh đạo cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi, lên ngôi Hoàng đế, đóng đô ở Đông Kinh, lấy niên hiệu là Thuận Thiên thứ nhất, đã cho xây dựng ở quê hương đất tổ Lam Sơn thành một kinh thành lớn thứ hai gọi là Lam Kinh hay Tây Kinh. Được xây dựng từ năm 1433, Lam Kinh trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, nhiều lần bị hỏa hoạn, bị đập phá, nhưng vẫn giữ được những nét kiến trúc xưa, với những thềm gạch rêu phong, những chân cột đá trắng mòn mưa nắng gợi dấu ấn thời gian.


Mộ vua Lê Thái Tổ.


Nhà Bia Vĩnh Lăng ghi công lao của nhà vua cũng như sự khoan dung của vua Lê Thái Tổ khi giặc thất trận.


Một số tiền tòa Thái miếu.

Thành điện Lam Kinh phía bắc dựa vào núi Dầu còn gọi là Du Sơn, mặt nam nhìn ra sông Chu, có núi Chúa làm tiền án, bên tả là rừng Phú Lâm, bên hữu là núi Hương và núi Chắn phía tây. Khu Hoàng thành, cung điện và Thái miếu ở Lam Kinh được bố trí xây dựng theo trục nam - bắc trên một khoảng đồi gò có hình dáng chữ “vương”. Bốn mặt xây thành dài 314m, ngang 254m, tường thành phía bắc hình cánh cung có bán kính 164m, thành dày 1m. Qua khảo cổ và dấu tích còn lại cho thấy xưa kia ở đây đã từng tồn tại ngọ môn, sân rồng, chính điện, khu Thái miếu... nguy nga tráng lệ. Chỉ tính diện tích khu chính điện cũng lên đến hơn 1.600m2.

Ngày nay, khu điện Lam Kinh đang được nhà nước đầu tư tôn tạo để khôi phục lại một Tây Kinh xưa, góp phần giữ gìn nét văn hóa truyền thống, kiến trúc độc đáo của Việt Nam thế kỷ thứ XV, đồng thời cũng là một điểm đến của du khách trong và ngoài nước.


Giếng cổ có từ thời tằng tổ của Lê Lợi là cụ Lê Hối, phục vụ cho sinh hoạt gia đình và gia nô. 


Cây cầu bằng đá được xây dựng trên sông Ngọc.


Những đầu đao Thái miếu được các nhà sử học đánh giá gần như nguyên bản. 

Hàng năm, vào dịp tháng 8 âm lịch, lễ hội Lam Kinh lại bắt đầu. Ngày giỗ của Lê Lợi (22-8) được cử hành trọng thể. Tiếng cồng chiêng âm vang rừng núi. Các điệu múa dân gian: Xéc bùa, đèn Đông Anh, múa rồng uyển chuyển bay lượn. Các trò chơi: Ném còn, dựng cây nêu, hát trò Xuân Phả náo nức lòng người...

                                                                           (Theo Baoanhdatmui.vn)

  • Từ khóa
88870

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu